Chỉ số CPI và chỉ số lạm phát là hai khái niệm khá phổ biến trong kinh tế học và được tính toán hàng năm về sự thay đổi cá cả tiêu dùng. Không ít nhà đầu tư quan tâm đến chỉ số này để tính toán xem thực chất hàng năm mình kiếm được bao nhiêu tiền và lượng tiền đó so với sự mất giá chung (thu nhập thực) ở mức độ như thế nào. Để tránh sự hiểu nhầm cho nhiều nhà đầu tư, hôm nay mình xin nói rõ hơn định nghĩa về các chỉ số này và so sánh sự khác biệt để mọi người hiểu rõ hơn.
1. Chỉ số CPI là gì?
CPI là một công cụ đo lường sự thay đổi giá do người dùng chi trả theo thời gian cho các hàng hóa trong rổ hàng hóa và dịch vụ điển hình.
Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).
Rổ hàng hóa và dịch vụ được đo gồm những gì?
Rổ hàng hóa bao gồm các mặt hàng có sức ảnh hưởng lớn tới sự tiêu dùng của người dân và được tính theo các tỷ trọng khác nhau dựa trên mức ảnh hưởng phổ biến.
Rổ gồm các hàng hóa và dịch vụ, các mòn hàng mà người tiêu dùng thường chi tiêu nhiều như: lương thực thực phẩm, đồ uống thuốc lá, may mặc, nhà ở, phương tiện đi lại…trong đó các hàng hóa dịch vụ như thực phẩm hàng hóa, phương tiện đi lại, nhà ở vật liệu xây dựng, thiết bị đồ dùng là chiếm tỷ trọng lớn nhất; còn các mặt hàng như giáo dục, đồ uống và thuốc lá, văn hóa thể thao…sẽ chiếm tỷ trọng ít hơn.
2. Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian, trong đó mức giá trung bao gồm hai thành phần là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và hệ số điều chỉnh GDP.
Vậy chỉ số lạm phát được tính như sau:
Trong đó: Pt và P(t-1) bằng chỉ số giá CPI của thời kỳ t và CPI thời kỳ t-1
Giảm phát xảy ra trong trường hợp CPI của thời kỳ t thấp hơn thời kỳ t-1, khi đó đa số các hàng hóa dịch vụ có xu hướng giảm giá so sức cầu bị giảm. Đây là một vấn đề đáng lo ngại vì khi đó kinh tế sẽ bị giảm tốc, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu ít đi, vì càng giữ tiền thì càng có lợi, khi đó kinh tế sẽ bị đình đốn và do đó các quốc giá luôn phải duy trì một lạm phát mục tiêu. Vì vậy lạm phát nếu được duy trì ở tỷ lệ hơp lý sẽ tốt cho nền kinh tế hơn là biến động quá nhanh hay giảm phát.
3. Mối liên hệ giữa chỉ số CPI và chỉ số lạm phát?
Qua các phân tích trên các bạn có thể thấy, chỉ số CPI là thành phần chính đo lường sức mua của một rổ hàng hóa mẫu có ảnh hưởng nhất đối với tiêu dùng trong năm và tỷ lệ làm phát là sự đo lường sự tăng giá chung của hàng hóa qua thời gian.
Lạm phát được tính toán nhờ vào CPI qua các năm.
Tóm lại, chỉ số giá được tính theo một rổ hàng hóa mẫu mà được xác định là có ảnh hưởng nhất với đa số người tiêu dùng, tuy nhiên trong thực tế thì mức chi tiêu và công việc của mỗi người khác nhau nên sự tác động sẽ khác nhau. Ví dụ người làm dịch vụ ăn uống sẽ thấy giá cả luôn biến động nhiều và ảnh hưởng nhiều hơn, nhưng người bán sắt thép sẽ thấy chậm vì sự biến động hàng sắt thép chậm hơn đối với họ. Hiểu được vấn đề này sẽ tránh được tâm lý lo sợ khi cho rằng lạm phát năm nay quá cao vì đầu năm ăn tô phở 20 ngàn mà cuối năm tăng lên 25 ngàn (tức 25%).
Nguồn: Lão Trịnh