Ngày nay, hoạt động đầu tư tài chính đang dần phổ biến hơn cùng với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam. Hoạt động quản lý quỹ đầu tư cũng tăng trưởng nhanh và về số lượng quỹ và số lượng nhà đầu tư tiếp cận theo hướng đầu tư tích sản. Tuy nhiên, đối với đại đa số NĐT thì hoạt động quản lý quỹ vẫn còn là thứ gì đó rất xa lạ, do đó trong bài viết này mình xin tổng quan về hoạt động quản lý quỹ ở Việt Nam để NĐT có cái nhìn tổng quát nhất.
1. Các quy định pháp luật đang áp dụng
- Luật áp dụng
Hoạt động quản lý quỹ tại Việt Nam tuân thủ theo luật doanh nghiệp và luật chứng khoán
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 06 năm 2020 và chính thức áp dụng vào ngày 1/1/2021: tham khảo tại đây
– Hoạt động quản lý quỹ chịu sự quản lý của Ủy ban chứng khoán nhà nước và tuân thủ theo luật chứng khoán mới nhất năm 2019, áp dụng chính thức vào 1/1/2021: Tham khảo luật chứng khoán tại đây.
- Nghị định và thông tư áp dụng
– Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
– Nghị định 155/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật chứng khoán, trong đó quy định thế nào là NĐT chứng khoán chuyên nghiệp, quy định về việc phát hành và chào mua công khai chứng khoán, chào bán cổ phiếu ra công chúng, chào bán riêng lẻ cổ phiếu, phát hành cổ phiếu để hoán đổi….: tham khảo tại đây
– Nghị định 156/2020/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ngày 31/12/2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2021: tham khảo tại đây
– Thông tư số 98/2020/TT-BTC Hướng dẫn hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2020. Thông tư này hướng dẫn hoạt động và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, bao gồm: quỹ thành viên, quỹ đóng, quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục (quỹ ETF Exchange Traded Fund), quỹ đầu tư bất động sản, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, công ty đầu tư chứng khoán bất động sản.
– Thông tư số 99/2020/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, được Bộ tưởng BTC ban hành 16/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế Thông tư số 212/2012/TT-BTC ngày 5 tháng 12 năm 2012. Thông tư này quy định về hoạt động của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (sau đây viết tắt là công ty quản lý quỹ) tại Việt Nam: tham khảo tại đây.
– Thông tư 125/2011/TT-BTC ngày 05 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn kế toán áp dụng với công ty quản lý quỹ: tham khảo tại đây
– Thông Tư Số 183/2011/TT-BTC Ngày 16 Tháng 12 Năm 2011 Của Bộ Tài Chính Hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở và Thông tư 15/2016/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 183/2011/TT-BTC ngày 16/12/2011 hướng dẫn về việc thành lập và quản lý quỹ mở;
– Thông tư số 213/2012/TT-BTC Hướng dẫn hoạt động của NĐT nước ngoài tại thị trường chứng khoán Việt Nam: tham khảo tại đây
– Thông Tư Số 147/2012/TT-BTC Ngày 10 Tháng 9 Năm 2012 Của Bộ Tài Chính Ban Hành Quy Chế Hành Nghề Chứng Khoán Về Việc Sửa Đổi, Bổ Sung Một Số Điều Của “Quy Chế Hành Nghề Chứng Khoán” được ban hành kèm theo Quyết Định Số 15/2008/QĐ-BTC Ngày 27 Tháng 3 Năm 2008 Của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính: tham khảo tại đây
– Thông Tư Số 52/2012/TT-BTC Ngày 5 Tháng 4 Năm 2012 Của Bộ Tài Chính Hướng Dẫn Về Công Bố Thông Tin Trên Thị Trường Chứng Khoán: tham khảo tại đây
– Quyết Định Số 15/2008/QĐ-BTC Ngày 27 Tháng 3 Năm 2008 Của Bộ Tài Chính Ban Hành Quy Chế Hành Nghề Chứng Khoán: tham khảo tại dây
2. Sơ bộ về chức năng nhiệm vụ và tình hình hoạt động của các Công ty QLQ ở Việt Nam
- Chức năng nhiệm vụ
Công ty quản lý quỹ là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật chứng khoán để thực hiện các nghiệp vụ như quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán. Có thể hiểu cách khác công ty quản lý quỹ là một loại hình doanh nghiệp trung gian tài chính và chuyên thành lập và quản lý các quỹ đầu tư, phục vụ nhu cầu đầu tư trung gian và dài hạn của công chúng.
Công ty quản lý quỹ có hai đặc điểm chính như sau:
– Công ty quản lý quỹ phải là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tuân theo pháp luật chứng khoán;
– Thực hiện chuyên môn nghiệp vụ riêng liên quan đến lĩnh vực chứng khoán.
- Tình hình hoạt động của các công ty QLQ tại Việt Nam hiện nay (2021)
– Hiện nay, có khoảng 44 công ty quản lý quỹ đang hoạt động trên TTCK Việt nam và có khoảng 30 quỹ đầu tư chứng khoán nội đang hoạt động. Danh sách các công ty quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam : tham khảo tại đây.; Danh sách các quỹ chứng khoán nội đang hoạt động: tham khảo tại đây
– Các quỹ tại Việt Nam hiện đang quản lý tổng tài sản (AUM) khoảng hơn 450.000 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Trong đó có 6 quỹ thành viên, 17 quỹ mở, 7 quỹ ETF nội:
+ Top 10 công ty đang quản lý 96,65% AUM của ngành, tập trung ở nhóm Bảo hiểm;
+ Các CTQLQ trực thuộc công ty bảo hiểm nhân thọ hiện đang quản lý hơn 77% AUM;
+ Các CTQLQ thuộc sở hữu nước ngoài đang quản lý 65% AUM;
+ Có 7 quỹ ETF nội có tổng AUM là hơn 605 triệu USD.
– Tổng giá trị tài sản quản lý (“AUM”) bởi công ty QLQ đạt 376.988 tỷ đồng vào giữa năm 2020 tương đương 5,5% GDP của Việt Nam. Trong đó NAV của quỹ cũng đạt 57,692 tỷ đồng chiếm 15,3% AUM.
– Số lượng quỹ đại chúng tăng từ 23 quỹ ở năm 2011 lên 57 quỹ vào giữa năm 2020, tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm CAGR NAV của quỹ đạt 21% cao hơn mức 18% tăng trưởng của AUM.
– Phân loại theo hình thức đầu tư thì hiện nay (nội và ngoại), số quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam là khoảng 57 quỹ: đầu tư chủ yếu vào cổ phần tư nhân (3 quỹ); đầu tư công nghệ cao và đầu tư mạo hiểm (4 quỹ); đầu tư vào bất động sản (7 quỹ); đầu tư vào cổ phiếu niêm yết, các công ty cổ phần và các khoản đầu tư cơ hội (43 quỹ);
3. Giới thiệu về các loại hình quỹ phổ biến
- Quỹ thành viên
– Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn từ 02 đến 99 thành viên và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
– Quỹ thành viên do các thành viên góp vốn thành lập trên cơ sở hợp đồng góp vốn. Việc thành lập quỹ thành viên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Vốn góp tối thiểu là 50 tỷ đồng;
+ Có từ 02 đến 99 thành viên góp vốn và chỉ bao gồm thành viên là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
+ Do 01 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán quản lý;
+ Tài sản của quỹ thành viên được lưu ký tại 01 ngân hàng lưu ký độc lập với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
– Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ
+ Thứ nhất, danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư đã được quy định tại Điều lệ quỹ và công bố tại Bản cáo bạch.
+ Thứ hai, Quỹ được phép đầu tư vào các loại tài sản sau đây: tiền gửi, công cụ thị trường tiền tệ, trái phiếu chính phủ, cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu và trái phiếu đăng ký giao dịch, cổ phiếu và trái phiếu chưa niêm yết, …
+ Thứ ba, đối với Công ty quản lý quỹ chỉ được gửi tiền và đầu tư công cụ thị trường tiền tệ nêu ở trên của các tổ chức tín dụng đã được Ban đại diện quỹ phê duyệt.
+ Thứ tư, Quỹ thành viên được tham gia góp vốn thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trường hợp Điều lệ quỹ có quy định và được Đại hội nhà đầu tư chấp thuận bằng văn bản, quỹ thành viên được đầu tư vào bất động sản đáp ứng điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Và các ràng buộc khác theo quy định pháp luật (tham khảo)
– Hiện nay có khoảng 6 quỹ thành viên đang hoạt động tại thị trường Việt Nam.
- Quỹ đóng
– Quỹ đóng là loại hình quỹ chỉ phát hành với số lượng cố định trên thị trường sơ cấp. Thời gian hoạt động quỹ đóng cũng có giới hạn và được thống nhất khi thành lập quỹ. Người nắm giữ chứng chỉ quỹ đóng sẽ không được bán lại chứng chỉ quỹ cho công ty quản lý quỹ.
– Hiện tại không có quỹ đóng hoạt động tại thị trường Việt Nam
- Quỹ mở
– Quỹ mở (mutual fund) là quỹ được góp vốn bởi nhiều nhà đầu tư có cùng mục tiêu đầu tư, được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ uy tín. Các chuyên gia đầu tư dày dặn kinh nghiệm của Quỹ sẽ đầu tư tiền vào chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được sàng lọc và lựa chọn dựa trên yếu tố cơ bản của doanh nghiệp và định giá cổ phiếu/trái phiếu trên thị trường, giúp cho nhà đầu tư có lợi nhuận trong trung và dài hạn.
– Quỹ mở có thời gian hoạt động không xác định. Quỹ đầu tư mở cũng được phát hành và mua lại chứng chỉ quỹ không giới hạn. Trong lần ra mắt công chúng đầu tiên, chứng chỉ quỹ được các nhà đầu tư mua bán, giao dịch theo định kỳ và căn cứ vào NAV/CCQ (giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ).
– Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 17 quỹ mở đang hoạt động, phân loại theo phương thức đầu tư thì có hai loại quỹ mở cơ bản đó là quỹ cổ phiếu và trái phiếu. Trong đó, quỹ cổ phiếu có tính biến động liên tục đồng nghĩa với khả năng sinh lời và mức độ rủi ro cao. Ngược lại, quỹ trái phiếu có tính ổn định, ít rủi ro và thường là kênh đầu tư thay thế cho gửi tiết kiệm ngân hàng.
- Quỹ ETF
– Quỹ hoán đổi danh mục (ETF, Exchange Traded Fund) là quỹ hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu như chỉ số chứng khoán, hàng hoá hoặc một loại tài sản nào đó.
– Giấy chứng nhận sở hữu một phần ETF của nhà đầu tư được gọi là chứng chỉ ETF. Quỹ ETF vừa mang đặc điểm của một quỹ đầu tư vừa mang đặc điểm của một cổ phiếu thông thường khi được niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán.
– Lợi ích của quỹ ETF là đa dạng hóa đầu tư, nhà đầu tư tham gia ETF không cần phải hiểu biết chuyên sâu về từng cổ phiếu cụ thể và tính linh hoạt/thanh khoản cao;
– So sánh quỹ ETF và quỹ mở:
+ Điểm giống nhau giữa quỹ ETF và quỹ mở: chứng chỉ quỹ liên tục được phát hành và mua lại một cách không giới hạn.
+ Điểm khác nhau:
Trên đây là các thông tin tổng quan về tình hình hoạt động của quỹ đầu tư tại Việt Nam hiện nay, hi vọng sẽ giúp cho NĐT có cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động quản lý quỹ. Theo thời gian, hoạt động tích sản ngày càng trở nên phổ biến thì hoạt động quản lý quỹ cũng sẽ ngày càng phát triển, NĐT sẽ cần quen với phương thức đầu tư này.
Nguồn: Lão Trịnh