Những tín đồ phân tích kỹ thuật đã từng sử dụng Elliott Wave ắt hẵn thấy rõ những hiệu quả của công cụ này trong việc dự báo xu hướng sóng, cho nhà đầu tư cái nhìn ngắn hạn, dài hạn với những mục tiêu rõ ràng. Trong bài viết này, tôi xin ghi chú những tuyệt kỹ quan trọng mà NĐT nên nhớ khi sử dụng và hi vọng nó sẽ hỗ trợ cho quá trình áp dụng Elliott Wave ở Việt Nam;
1. Các điểm cần nghi nhớ khi sử dụng
– Alternation (guideline)/Hướng dẫn hoán đổi giữa sóng 2 và sóng 4: Trong một sóng đẩy, nếu sóng hai là sóng hiệu chỉnh dạng đơn giản thì sóng 4 sẽ dạng phức tạp và ngược lại. Trong sử dụng thì sóng hai và sóng bốn sẽ ở mức +/- một mức fibonacci so với sóng kia;
– Channeling (guideline)/Hướng dẫn kênh sóng: Sóng đẩy và sóng hiệu chỉnh dạng zigzag được hình thành bằng nhiều sóng zigzag thường diễn biến trong một kênh giá song song với nhau;
– Depth of corrective waves (guideline)/Hướng dẫn tính chiều sâu sóng hiệu chỉnh: Các sóng hiệu chỉnh trong sóng đẩy, đặc biệt là sóng bốn, thường kết thúc ở vùng giá của sóng bốn nhỏ hơn một cấp độ sóng trước đó và thường kết thúc tại đúng đỉnh (in down trend) hoặc đáy của sóng bốn này;
– Equality of guidline/Hướng dẫn sóng bằng nhau: Trong sóng đẩy, hai sóng không mở rộng trong sóng đẩy có khuynh hướng bằng nhau về chiều dài sóng và thời gian sóng hoặc quan hệ với nhau theo tỷ lệ fibonancci 61.8% (ví dụ sóng 3 mở rộng và sóng 1=5 hoặc 1=x*61.8%*5);
– Diagonal/Sóng chéo:
+ Ending Diagonal là sóng chéo kết thúc nó thường xảy ra ở sóng năm của sóng đẩy hoặc sóng c của sóng hiệu chỉnh dạng flat hoặc zigzag;
+ Leading diagonal là sóng chéo khởi đầu, nó thường xảy ra ở sóng một trong sóng đẩy và sóng a của sóng hiệu chỉnh zigzag;
+ Ending Expanding Diagonal là sóng chéo mở rộng kết thúc, nhìn như cái nêm mở rộng phân kỳ với nhau ở sóng 5, loại này rất hiếm gặp;
+ Leading Expanding Diagonal là sóng chéo khởi đầu mở rộng, nó như cái nêm mở rộng ở sóng một, loại này cũng rất hiếm gặp;
– Xác định điểm cắt lỗ sóng chéo trong trường hợp sai: trong sóng chéo phân thành năm sóng nhỏ, thì điểm cắt lỗ chính là khi sóng v có độ dài lớn hơn sóng iii;
– Xác định điểm vào lệnh an toàn với sóng chéo: trong trường hợp an toàn, NĐT nên vào lệnh khi giá phá vỡ kênh sóng chéo và cắt qua sóng iv của sóng chéo;
– Mục tiêu sóng tam giác tại điểm phá vỡ: Sau khi phá vỡ mẫu hình sóng tam giác, tại điểm e ta cộng/trừ với độ cao sóng tam giác để tìm kiếm mục tiêu tối thiểu và kết hợp với các cập độ sóng trước đó để xác nhận;
– Width of an barrier triangle/Chiều cao sóng tam giác rào chắn: là chiều dài khoảng cách giữa đường A-C và đường B-D tình từ điểm bắt đầu của sóng A;
– Triangle/Sóng tam giác: sóng tam giác thường xuất hiện trong sóng 4, sóng B hoặc vị trí sóng X.
– Gap in Elliott/ Khoản trốn giá trong Elliott: Khoảng trống giá thường xuất hiện trọng sóng 3, đặc biệt là trong sóng iii của sóng 3, vì sóng ba giá thường di chuyển nhanh trong một thời gian ngắn (tổng quát hơn thì thường hợp ở sóng mở rộng);
+ Runaway Gap: Khoảng trống giá thường xuất hiện ở giữ xu hướng (thường ở sóng iii của sóng 3)
+ Breakaway Gap: Khoảng trống giá thường xuất hiện ở đầu một xu hướng (thường ở sóng iii của sóng 1)
+ Exhaustion Gap: Khoảng trống giá kiệt sức thường xuất hiện ở cuối một xu hướng (thường ở sóng iii của sóng 5).
– Kết hợp sóng với các chỉ báo kỹ thuật để tăng độ tin cậy: NĐT có thể kết hợp nguyên tắc đếm sóng với các chỉ báo kỹ thuật như MACD, RSI, Vol hay EWO để tăng độ chính xác trong quá trình đếm sóng.
+ Sóng mở rộng thường có điểm RSI, MACD, hay EWO cao nhất, và thông thường sóng ba thường là sóng mở rộng nên chỉ báo RSI, MACD hay EWO tại sóng ba đều cao nhất. Trong đó, nếu xét ở chu kỳ tháng thì thông thường tại điểm sóng ba của sóng ba thường có các chỉ báo này cao nhất;
+ Sóng 5 và sóng C thường tạo phân kỳ với RSI, MACD hoặc EWO
+ Sử dụng kết hợp chỉ báo nào với sóng Elliott phụ thuộc vào bạn quen dùng công cụ nào nhất hoặc công cụ nào phù hợp với bạn nhất;
2. Nguyên lý sóng Elliott
Trong bài này tôi chỉ trình này những tuyệt kỹ cần chú ý với sóng Elliott và do đó không đi chi tiết về phân tích sóng, mà điều này NĐT có thể tìm hiểu ở rất nhiều bài viết trên website.
– Quy tắc sóng (rules) là tài liệu nhập môn cần phải thuộc lòng, không được vi phạm; Hướng dẫn sóng (Guidelines) là đặc điểm thường xảy ra với sóng chứ không phải luôn luôn;
– Trong một sóng đẩy, thường sóng 3 là sóng mở rộng; Sóng mở rộng là sóng đẩy dài nhất, trong đó sóng con của nó (ở cấp độ sóng nhỏ hơn kế tiếp) lại có chiều dài bằng hoặc lớn hơn chiều dài sóng đẩy không mở rộng (có cùng cấp độ với sóng đề cập ban đầu). Ví dụ, ở cấp độ sóng 1-3-5 thì sóng 3 là sóng mở rộng thì sóng iii ở cấp độ nhỏ hơn nếu là mở rộng sẽ có chiều dài bằng hoặc lớn hơn sóng 1 hoặc 5 ở cấp độ lớn hơn;
– Trong một sóng đẩy, nếu sóng mở rộng xảy ra ở vị trí sóng nào thì ở cấp độ sóng con cũng sẽ mở rộng ở cấp độ vị trí tương ứng. Ví dụ ở cấp độ sóng 1-3-5 thì sóng 3 là sóng mở rộng thì sóng iii của sóng 3 cũng sẽ là mở rộng;
– Sóng 5 cụt: thể hiện đầy đủ năm sóng và cụt xảy ra khi sóng 3 mở rộng và có độ dốc cao;
– Trong sóng chuyển động thì sóng chéo chỉ tuân theo hai quy tắc đầu tiên là sóng 2 không vượt quá điểm bắt đầu sóng 1 và sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất, còn nguyên tắc sóng 4 vi phạm vùng sóng 1 không cần tuân theo;
– Trong một sóng hiệu chỉnh kết hợp: Sóng tam giác không xuất hiện nhiều hơn một lần trong sóng hiệu chỉnh kết hợp, và nếu nó xuất hiện thì luôn là sóng hiệu chỉnh cuối cùng.
3. Thống kế xác suất xảy ra các sóng theo Fibonancci
Trong PTKT nói chung, xét tới cùng thì đều dựa trên học thuyết xác suất thống kê để tìm điểm có độ tin cậy cao nhất vào lệnh mua/bán. Đối với giao dịch theo sóng Elliott, NĐT nên sẽ phải kết hợp với Fibonancci với các tín hiệu khác như khối lượng, RSI, MSCD, EWO, mẫu hình sóng…để xác định điểm vào lệnh mua/bán. Dựa trên kinh nghiệm và thông kê ở thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi xin đưa ra một số thông tin về xác suất để NDT tham khảo (có thể có chút khác biệt khi áp dụng ở TTCK nước ngoài, forex, hàng hóa…):
– Sóng 1: Sóng 1 thường sẽ hồi phục theo một tỷ lệ fibo so với sóng giảm a-b-c chu kỳ trước đó và mức độ hồi phục sẽ phụ thuộc vào độ dốc của sóng a-b-c liền trước;
+ Xác suất 30% sóng 1 tăng 23.6% độ dài sóng a-b-c trước đó
+ Xác suất 55% sóng 1 tăng về mức 38.2% độ dài sóng a-b-c trước đó;
+ Thông kê 10% sóng 1 tăng cao hơn mức 38.2% độ dài sóng a-b-c trước đó;
Nhà đầu tư có thể căn cứ thêm về độ dốc của sóng a-b-c để tăng độ tin cậy và đánh cược, thông thường độ dốc nhỏ thì mức độ phục hồi sóng 1 sẽ về fibo cao hơn;
– Sóng 2: Sóng 2 thường giảm theo tỷ lệ fibo so với sóng 1
+ Xác suất 14% sóng 2 giảm về mức 38.2% so với sóng 1
+ Xác suất 70% sóng 2 về mức 50-61.8% sóng 1
+ Xác suất 15% sóng 2 năm dưới 61.8% sóng 1
Để tăng độ tin cậy thì NĐT nên kết hợp mẫu hình giảm a-b-c của sóng 2 để xác định điểm c;
– Sóng 3: Sóng 3 sẽ được đo lường theo tỷ lệ độ dài sóng 1
+ Xác suất 5% sóng 3=sóng 1
+ Xác suất 15% sóng 3 trong khoảng >1 lần và <1.618 sóng 1;
+ Xác suất 55% sóng 3 trong khoảng từ 1.618-1.75 độ dài sóng 1
+ Xác suất 20% sóng 3 trong khoảng từ >1.75 và <=2.618 độ dài sóng 1
+ Xác suất 5% sóng 3 lớn hơn 2.618 độ dài sóng 1;
NĐT nên kết hợp với việc tách sóng cấp độ nhỏ hơn trong sóng 3 để xác định mục tiêu sóng v nhằm tăng độ tin cậy;
– Sóng 4: Sóng 4 sẽ được đo lường theo tỷ lệ độ dài sóng 3 trước đó
+ Xác suất 45% sóng 4 bằng 23.8-38.2% độ dài sóng 3
+ Xác suất 40% là sóng 4 từ 38.2-50% độ dài sóng 3
+ Xác suất 13% là sóng 4 có độ dài từ 50-61.8% độ dài sóng 3
NDT cần phân tích thêm sóng a-b-c của sóng 4 để tăng độ tin cậy khi xác định điểm c, ngoài ra thì áp dụng theo phương pháp thay thế với sóng 2 để tăng độ tin cậy khi đánh cược. Phương pháp thay thế hàm ý là sóng 2 đơn gian thì sóng 4 phức tạp và ngược lại, trong thực tế thì sóng 4 thường +/- một cấp độ so với sóng 2 trước đó;
– Sóng 5: Sóng 5 được đo lường phức tạp hơn vì phải căn cứ vào độ dài sóng 3 trước đó, nhưng lại đo lương theo sóng 1;
+ Trường hợp 1: Sóng 3 có độ dài lớn hơn mức 161.8% sóng 1 (phổ biến) thì độ dài sóng 5 được đo theo sóng 1
(*) Xác suất 60% sóng 5 = sóng 1
(**) Xác suất 30% sóng 5 bằng 161.8% sóng 1
(***) Xác suất 5% sóng 5 bằng 262% sóng 1
+ Trường hợp 2: Sóng 3 có độ dài bé hơn mức 161.8% sóng 1 thì độ dài sóng 5 được đo theo sóng 1 và sóng 3;
(*) Xác suất 55% sóng 5 = sóng 1 + sóng 3 (tức từ điểm bắt đầu sóng tới điểm cuối sóng 3)
(**) Xác suất 40% sóng 5 bằng 61.8% độ dài sóng 1+ sóng 3;
NĐT có thể phân tách các sóng ở cấp độ nhỏ hơn nhằm tìm ra mục tiêu sóng v, tăng độ tin cậy cho dự báo sóng;
– Sóng hiệu chỉnh A-B-C sẽ được đo lường xác suất dựa trên cấu trúc sóng và độ dài của cấp độ sóng đẩy trước đó, phần lớn là dựa vào sóng 5 trước đó vì mẫu hình sóng chỉ được thể hiện sau khi sóng A đã hình thành;
+ Sóng A: sẽ được đo dựa vào sóng 5 trước đó hoặc dựa vào cả giai đoạn sóng đẩy trước đó (zigzag, flat, triangle…)
(*) Xác suất 50% sóng a nằm trong khoảng sóng iv của sóng 5 trước đó
(**) Xác suất 40% sóng a nằm trong khoản sóng ii đến sóng iv của sóng 5 trước đó;
Sóng a trong trường hợp này nên được bóc tách khi vận động để xác định theo mẫu hình zigzag, flat hay triangle để tăng độ chính xác;
+ Sóng B: sẽ được đo dựa vào sóng A trước đó và cấu trúc sóng của sóng A (zigzag, flat, triangle…)
(*) Nếu sóng Zig Zag thì sóng B sẽ về khoảng 50-61.8% sóng A với xác suất 70%
(**) Nếu sóng Flat thì sóng B sẽ về khoảng 79%-110% sóng A với xác suất 80%
(***) Nếu sóng Triangle thì sóng B sẽ về khoảng 38.2-50% sóng A với xác suất 70%
Để tăng độ chính xác thì NĐT cần tách cấp độ sóng nhỏ hơn để xác định mục tiêu sóng c của sóng B;
+ Sóng C: sẽ được đo dựa vào sóng A trước đó + cấu trúc sóng A-B (zigzag, flat, triangle…) và độ dài sóng đẩy;
(*) Nếu sóng Zig Zag thì sóng C = sóng A với xác suất 40% – sóng C = 61.8% sóng A với xác suất 25% – sóng C = 161.8% sóng A với xác suất 30%;
(**) Nếu sóng Flat thì sóng C = sóng A với xác suất 50% và sóng C từ >61.8% và <100% sóng A với xác suất 35%;
(***) Nếu sóng Triangle thì sóng C được đo theo sóng B và khoảng 50-61.8% độ dài sóng B với xác suất 70%;
NĐT nên đo thêm fibo của chu kỳ sóng đẩy trước đó để xác địn điểm C, sau đó đo theo cấu trúc sóng a-b-c (zigzag, flat, triangle…), đếm sóng cấp độ nhỏ hơn trong sóng C để xác định điểm đánh cược. Nếu trong trưởng hợp các điểm này quá khác biệt thì có thể xảy ra trường hợp sóng kép, lúc này cần có những tính toán khác tránh thiệt hại khi bắt đáy;
Nguồn: Lão Trịnh