Phân tích các thành phần cấu thành GDP đóng vai trò quan trọng trong việc dự báo và ước tính tăng trưởng kinh tế. Việc hiểu rõ từng yếu tố không chỉ giúp người phân tích đưa ra những dự báo chính xác hơn mà còn mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng khi nắm bắt được chiến lược và ưu tiên của Chính phủ trong việc thúc đẩy từng cấu phần cụ thể của nền kinh tế.
GDP (Gross Domestic Product) là Tổng sản phẩm quốc nội, một chỉ tiêu kinh tế quan trọng dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm).
Để tính GDP, chúng ta có một số phương pháp sau:
1. Phương pháp chi tiêu (Expenditure Approach)
Chúng ta có công thức:
- C: Tiêu dùng
- : Đầu tư
- : Chi tiêu chính phủ
- X−M: Xuất khẩu ròng.
Khi chúng ta muốn tính tăng trưởng GDP thì công thức sẽ được điều chỉnh như sau:
ΔGDP(%) = Tỷ trọng (C) * ΔC(%) + Tỷ trọng (I) * ΔI(%) + Tỷ trọng (G) * ΔG(%) + Tỷ trọng (X−M) * Δ(X−M)(%)
Tỷ trọng đóng góp của mỗi thành phần vào GDP ở mỗi quốc gia là khác nhau, đối với các quốc gia có dân số đông, nền kinh tế cởi mở thì tỷ trọng tiêu dùng sẽ chiếm cao nhất. Còn với các quốc gia có nền công nghiệp phát triển hoặc là một hub sản xuất trung gian thì tỷ trọng của đầu tư cũng chiếm tỷ trọng đáng kể. Việt Nam, không công bố số liệu này nhưng theo số liệu của GSO và UNFPA công bố cho năm 2022 thì cơ cấu đóng góp của các thành phần như sau:
- Tiêu dùng (C): Khoảng 55.2% GDP
Đây là thành phần lớn nhất, vì tiêu dùng nội địa là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam, với sự đóng góp từ cả khu vực thành thị và nông thôn.
- Đầu tư (I): Khoảng 31.8% GDP – Đến 33.5% GDP nếu bao gồm cả tích lũy hàng tồn kho
Đầu tư, bao gồm cả đầu tư công (chi tiêu vào cơ sở hạ tầng) và đầu tư tư nhân (doanh nghiệp trong và ngoài nước (FDI)), là thành phần quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng.
- Chi tiêu chính phủ (G): Khoảng 9% GDP
Chi tiêu chính phủ tập trung vào các dịch vụ công, cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế.
- Xuất khẩu ròng (X – M): Thường chiếm từ 2.2% GDP
Việt Nam thường có thặng dư thương mại (xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu), nhưng giá trị ròng này nhỏ hơn so với các thành phần khác như tiêu dùng và đầu tư.
Các tỷ trọng trên có thể thay đổi theo từng năm, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế và chính sách của Chính phủ. Tuy nhiên, với cơ cấu kinh tế của Việt Nam, rõ ràng để có thể kinh tế tăng trưởng nhanh bắt buộc vào tập trung kích thích vào khu vực tư nhân (Chỉ tiêu C và I), còn nếu chỉ tập trung vào khu vực chi tiêu chính phủ thì chỉ đóng góp khoảng 10% cơ cấu. Mặc dù vậy, các chỉ tiêu trên lại có sự truyền dẫn chéo, ví dụ như xuất nhập khẩu đóng góp tỷ trọng thấp, nhưng lại đóng góp lớn đến thu nhập của đại bộ phận dân cư và kích thích tiêu dùng.
2. Phương pháp sản xuất (Production Approach)
Tính GDP bằng cách tính tổng giá trị gia tăng (Value Added) của tất cả các ngành kinh tế trong nước.
Cách tính này tập trung vào giá trị thực sự được tạo ra trong quá trình sản xuất theo từng lĩnh vực như Nông lâm nghiệp (VA1), Công nghiệp và Xây dựng (VA2), Dịch vụ (VA3). Như vậy, định kỳ GSO sẽ công bố tăng trưởng của các thành phần, từ đó giúp người dự báo tính toán được tăng trưởng GDP.
ΔGDP(%) = Tỷ trọng ngành VA1 * ΔVA1 (%) + Tỷ trọng ngành VA2 * ΔVA2 (%) + Tỷ trọng Nông lâm nghiệp * Δ VA3(%)
Phương pháp này có thể sẽ phổ biến hơn vì số liệu được công bố cập nhật và định kỳ, giúp người dự báo có số liệu tin cậy hơn. Tuy nhiên, nó lại có một nhược điểm là rất khó đánh giá được hàm ý chính sách của Chính phủ theo từng lĩnh vực.
3. Phương pháp thu nhập (Income Approach):
GDP sẽ được tính bằng tổng thu nhập của các yếu tố sản xuất trong nền kinh tế.
GDP = Tiền lương + Thu nhập doanh nghiệp + Thuế gián thu ròng + Khấu hao tài sản cố định
Phương pháp này sẽ khó có dữ liệu để tính toán và ước lượng hơn hai phương pháp trên.
Kết luận:
Việc hiểu biết về cách tính GDP theo thành phần giúp người phân tích có được cái nhìn sâu sắc, dễ diễn đạt và dự báo, từ đó có cái nhìn chuẩn chỉnh hơn về vĩ mô nền kinh tế. Việc nắm rõ các yếu tố, thành phần cũng giúp người đầu tư biết phân bổ vốn như thế nào phù hợp, và từ đó tận dụng tối đa lợi ích từ chu kỳ thị trường và chính sách.
Nguồn: Lão Trịnh