Python là ngôn ngữ lập trình máy tính bậc cao thường được sử dụng để xây dựng trang web và phần mềm, tự động hóa các tác vụ và tiến hành phân tích dữ liệu. Python là ngôn ngữ dễ hiểu, dể học và do đó được nhiều người ưa chuộng trong tài chính, để xử lý và phân tích dữ liệu. Trong chuỗi bài viết này, mình như một người mới bắt đầu sẽ dần khai mở kiến thức giúp cho các bạn chuyên về xử lý dữ liệu cùng nhau phát triển:
1. Hướng dẫn cài đặt
Để bắt đầu chúng ta cần tiến hành cài đặt nền tảng để thực hiện code trên Python.
- Bước 1: Bạn tải phần mềm Anaconda tại trang web: https://www.anaconda.com ;
- Bước 2: Kéo xuống cuối trang web vào phần Anaconda Installers để tải phần mềm tương thích với máy tính của mình đang dùng;
- Bước 3: Cài đặt vào máy tính thông thường;
- Bước 4: Mở Anaconda Navigator lên và lựa chọn Jupyter Notebook, sau đó bấm Launch để chạy phần mềm Jupyter Notebook để viết code.
Như vậy là xong phần cài đặt, từ giờ mỗi lần coding bạn sẽ mở phần mềm Jupyter Notebook lên và bắt đầu thao tác.
2. Giao diện Jupyter Notebook
Jupyter Notebook là text editor, tương tự như các text editor khác như là Atom. So với Atom, thì Jupyter Notebook tương đối dễ sử dụng và có thể thấy ngay output ngay trên cùng màn hình.
1. Các loại files mà lưu/sử dụng.
2. Upload file dữ liệu hoặc code đã viết lên.
3. New => Python 3 => dùng để viết code
4. Các folder đã làm và lưu trên máy.
3. Thao tác code trên Jypeter Notebook
- Bắt đầu viết code: New => Python 3 => Ô input hiện ra
- Viết code => sau đó bấm Ctrl + Enter => ra kết quả và không thêm dòng mới hoặc bấm Shift + Enter => ra kết quả và thêm dòng mới hoặc có thể bấm Run ở trên để ra kết quả.
- Một đoạn code gồm:
- Text: Muốn viết text thì thêm dấu # lên đầu câu hoặc trên thanh taskbar chọn Markdown.
- Input
- Output
4. Biến (Variance)
Biến có cấu trúc x=5, trong đó x là biến, 5 là định nghĩa cho biến.
Nếu khai báo nhiều biến cùng lúc thì x,y =(3,5), thì sẽ hiểu x=3 và y=5;
5. Một số phím tắt:
- Thêm ô input xuống dưới hoặc lên trên, chọn ô input và bấm A.
- Xóa ô input => chọn ô input và bấm D;D
- Ngoài ra, có thể sử dụng Edit hoặc Insert trên thanh taskbar ở trên.
- ** là hàm mũ; * là phép nhân; / là phép chia;
4. Một số hàm cơ bản trong Python
- Print (variance): để trình bày kết quả biến
- Type(variance): kiểm tra loại biến là interger (số không có dấu phẩy đằng sau) hay float (số có dấu phẩy đằng sau). Muốn chuyển giữa hai loại biến này thì chọn int(variance) để về số nguyên hoặc float(variance) để về số thập phân.
- String: là một loại biến dạng chữ nhiều ký tự. Do đó, để hiểu nó là string thì phải để trong ngoặc kép. Ví dụ: “Lao” là một string. Nếu muốn viết x=5000 USD thì code: print(str(x)+”USD”)
Nguồn: Lão Trịnh