Các tín hiệu mua đáng tin cậy theo sóng Elliott

Trong khóa học sóng Elliott, tôi thường nhấn mạnh tới người học là nên mua tại sóng 3 và sóng 5 vì thường thành quả mang lại sẽ là lớn nhất. Tuy nhiên, để xác định được hai sóng này thì phải quan sát sóng hiệu chỉnh 2 và 4, hầu hết các sóng hiệu chỉnh đều chuyển động theo mẫu hình zig-zag hoặc flat, đôi khi là sóng tam giác, nhưng thật khó để có thể phân biệt được cho đến khi các chỉ báo ra tín hiệu xác nhận.

Trong nội dung bài này, tôi sẽ trình bày cho các bạn một cách hiệu quả để mua bán theo sóng hiệu chỉnh tam giác với độ tin cậy cao và phòng tránh các bẫy sóng tam giác thường gặp.

1. Tuyệt chiêu mua theo sóng tam giác:

– Sóng tam giác thường xuất hiện trong sóng hiệu chỉnh 2 và 4, sóng này có nhiều dạng khác nhau. Xem hình dưới.

Ở đây tôi chỉ đề cập đến các sóng tam giác thu hẹp, vì độ tin cậy cao của chúng trong việc xác định tín hiệu mua, cũng như lợi nhuận mang lại.

– Trong quá trình hình thành sóng chính sẽ xuất hiện một sóng hiệu chỉnh có dạng hình tam giác (tùy thuộc vào xu hướng chính là tăng giá, hay giảm giá – trong nội dung bài này tôi đề cập đến trạng thái mua lên của TTCK Việt Nam), các bạn muốn biết xem liệu đây có phải là mẫu hình đáng tin cậy và nên đặt lệnh mua tại đâu, thì hãy cân nhắc các yếu tố sau đây:

  • Hình dạng mẫu hình: Hình dạng mẫu hình đáng tin cậy nhất là tam giác thu hẹp, càng hẹp ở cuối thì càng tốt.
  • Đếm sóng:  Sóng tam giác thường đi 5 sóng a-b-c-d-e, do đó nên mua tại sóng c, d và e, tức giai đoạn cuối của tam giác, tuy nhiên các bạn thuần PTKT thì tôi khuyên nên mua break out khi giá tăng vượt điểm d.
  • Chỉ báo RSI, MACD, và EWO: Phần này cần phải tạo mẫu hình tương tự với giá, không được vi phạm, vì nếu vi phạm rất dễ xảy ra tình trạng mẫu hình giả. (Phần này đã được trình bày kỹ hơn trong khóa học).
  • Khối lượng: tốt nhất là cạn kiệt hoặc ít nhất là suy giảm vào cuối mẫu hình.
  • Bollinger bands: Thu thẹp tại cuối mẫu hình, chờ tín hiệu break tạo xu hướng.

– Phương pháp này còn có thể áp dụng cho sóng chéo (thu hẹp) tại cuối chu kỳ sóng giảm, hoặc cuối chu kỳ sóng tăng (sóng 5), tuy nhiên các chỉ báo có thể sẽ bị vi phạm.

Hãy xem các ví dụ dưới để thấy sự hiệu quả của mẫu hình này:

1. HSG: mẫu hình tam giác cân đối, thu hẹp và đi đủ 5 sóng, các chỉ báo cũng không vi phạm so với giá.

Bạn có thể mua tại c-d-e, tuy nhiên tôi khuyên các bạn nếu chỉ thuần theo PTKT thì hãy mua tại e hoặc sau khi break tại đường ngang.

2. FCN cũng tương tự, mẫu hình sóng tam giác đáy bằng

Mức lợi nhuận kiếm được từ mẫu hình này thường không làm bạn thất vọng.

3. VPB chưa chắc là sóng hiệu chỉnh 2-4 nhưng cũng đủ tin cậy để bạn kiếm lợi nhuận.

Tuy nhiên, đời không như là mơ và bạn phải trả giá nếu vi phạm nguyên tắc chỉ báo đi trước giá, điều này khiến mẫu hình tam giác sẽ bị tan vỡ.

  • Chỉ báo không đi theo giá (cụ thể trong khóa học)

4. VRE cái giá phải trả của việc vi phạm nguyên tắc RSI

RSI tại điểm c đã thấp hơn tại điểm a, vi phạm nguyên tắc của mẫu hình này. Khối tượng không có dấu hiệu suy giảm tại điểm c-d và e.

2. Tuyệt chiêu sóng zig zag ẩn trong sóng tam giác

Sóng zig zag ẩn là thường hợp đặc biệt của sóng zig zag khi mà sóng c ngắn hơn và không thấp hơn sóng a, điều này làm bạn cảm thấy giống với hình dạng của sóng tam giác.

  • Bởi vì nó là sóng zig zag cho nên các chỉ báo RSI, MACD và EWO sẽ vi phạm nguyên tắc sóng tam giác ở trên.
  • Sóng này thường xuất hiện ở sóng 2 hiệu chỉnh, thể hiện sự mạnh mẽ của giá sau đó, khiến cho mẫu hình tam giác chưa kịp hình thành.
  • Khối lượng giảm mạnh tại các điểm a và c, đúng theo bản chất sóng hiệu chỉnh zig zag.
  • Đôi khi người ta thường gọi sóng này là sóng tam giác với sóng e thu gọn.

Quan sát các ví dụ dưới đây:

1. PVD mẫu hình zig zag 

Mặc dù RSI vi phạm nhưng giá vẫn tăng vượt kỳ vọng điểm d và hình thành sóng tăng.

2. PXS hình dạng gần như sóng tam giác 

RSI vi phạm, nhưng giá vẫn tăng break khỏi nền phẳng.

(Các bạn có thể đăng ký các khóa học trong phần thông tin khóa học – ngoài việc dạy theo lớp thì tôi vẫn nhận dạy kèm hàng tuần từ 1-2 người)

Nguồn: LT

Tags: ,