Bài này mình cũng như nhiều người phát triển phát triển website đều muốn hiểu cách thức ngăn chặn sao chép website để bảo vệ người phát triển nội dung, nội dung bài viết mang tính chất lưu trữ là chính. Nếu các bạn thấy có ích có thể lưu trữ và sử dụng.
Tại Việt Nam, vấn đề bản quyền nội dung bài viết chưa thực sự được coi trọng. Cho nên, có những cá nhân chuyên đi copy bài của người khác, nhưng không muốn để lại nguồn của bài viết gốc. Ngay cả các trang báo lớn cũng thường xuyên gặp vấn nạn này.
Nếu bạn muốn bài viết là độc nhất trên Internet thì cần phải bảo vệ bài viết bằng cách sử dụng các hình thức chống sao chép. Trong đó phải kể đến cách chống sao chép bài viết bằng code và plugin.
Cách chống sao chép nội dung bài viết website WordPress
Những công cụ dưới đây là hoàn toàn miễn phí, để giúp ngăn chặn không cho người khác ăn cắp nội dung bài viết trên website.
Bước 1: Bạn đăng nhập vào trang quản trị trang web WordPress đang quản lý.
Bước 2: Tại phần Giao diện, click vào Sửa giao diện.
Bước 3: Tiếp theo, nhấn vào file header.php
Mã code:
[pullquote align="right"]
<style> body { -webkit-touch-callout: none; -webkit-user-select: none; -khtml-user-select: none; -moz-user-select: none; -ms-user-select: none; user-select: none; } </style> <script type="text/javascript"> //<=!=[=C=D=A=T=A=[ document.onkeypress = function(event) { event = (event || window.event); if (event.keyCode === 123) { //alert('No F-12'); return false; } }; document.onmousedown = function(event) { event = (event || window.event); if (event.keyCode === 123) { //alert('No F-keys'); return false; } }; document.onkeydown = function(event) { event = (event || window.event); if (event.keyCode === 123) { //alert('No F-keys'); return false; } }; function contentprotector() { return false; } function mousehandler(e) { var myevent = (isNS) ? e : event; var eventbutton = (isNS) ? myevent.which : myevent.button; if ((eventbutton === 2) || (eventbutton === 3)) return false; } document.oncontextmenu = contentprotector; document.onmouseup = contentprotector; var isCtrl = false; window.onkeyup = function(e) { if (e.which === 17) isCtrl = false; } window.onkeydown = function(e) { if (e.which === 17) isCtrl = true; if (((e.which === 85) || (e.which === 65) || (e.which === 88) || (e.which === 67) || (e.which === 86) || (e.which === 83)) && isCtrl === true) { return false; } } isCtrl = false; document.ondragstart = contentprotector; //]=]=> </script>
[/pullquote]
Bước 5: Lúc này, lúc nhấn F5 để tải lại trang thì sẽ thấy toàn bộ bài viết đã được bảo vệ (người khác sẽ không thể bôi đen văn bản, click chuột phải, cũng như không lấy được hình ảnh trên website nữa).
2. Chống copy nội dung WP bằng Plugin
Bước 1: Đăng nhập vào trang web WordPress. Sau đó, thực hiện tải về và cài đặt Plugin “WP Content Copy Protection & No Right Click”, https://wordpress.org/plugins/wp-content-copy-protector/.
Bước 2: Sau khi đã cài đặt Plugin thành công, bạn không cần thiết lập gì thêm. Mà ngay lúc này các bài viết trên website đã được bảo vệ, mọi người sẽ không thể copy nội dung trên website.
Nói về đặc tính của Plugin “WP Content Copy Protection & No Right Click”. Nó sẽ vô hiệu hóa hầu hết các phím: CTRL + A, CTRL + C, CTRL + V, CTRL + X và CTRL + S.
Ngoài ra, theo khẳng định từ chính tác giả của Plugin thì nó không gây ảnh hưởng tới chất lượng SEO website. Tức là mọi công cụ tìm kiếm Google, Bing, Yahoo… đều có thể crawl và đọc nội dung bài viết một cách bình thường.
Nhìn chung, đây là Plugin được đánh giá tốt nhất để chống sao chép nội dung bài viết website WordPress.
Lưu ý: Nếu không muốn vô hiệu hóa click chuột phải thì có thể vào đây để tắt: https://XXXX/wp-admin/admin.php?page=wccpoptionspro. Bạn thay XXXX bằng tên miền của bạn.
Kết luận
Như vậy, đối với bài viết này mình đã hướng dẫn 2 cách khóa không cho người khác sao chép văn bản trang web WordPress, rất hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo đăng ký gói DMCA Pro để bảo vệ bài viết được tốt hơn. So với bản miễn phí, DMCA Pro hỗ trợ kiểm tra không giới hạn các nội dung mà bạn nghi ngờ bị người khác copy. Khi được bảo hộ từ DMCA Pro, giúp cho bạn có lợi thế nếu xảy ra tranh chấp.
Và thêm một điểm nữa là để tránh bị người khác ăn cắp, sau khi xuất bản bài viết bạn nên submit bài viết lên công cụ Google Search Console (GSC) đi cho chắc ăn nhé. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Lão Trịnh (tham khảo https://bkviet.com/)