Qua quá trình đầu tư và làm việc cho các tổ chức tài chính lớn, tôi đã tập hợp và tổng kết được một số kiến thức về xây dựng danh mục đầu tư theo phương pháp mà được nhiều quỹ đầu tư lớn đang áp dụng. Mặc dù các tiêu chuẩn này dùng để áp dụng cho quỹ đầu tư, nhưng cũng có thể áp dụng với NĐT cá nhân bằng việc điều chỉnh nhỏ một chút tiêu chuẩn.
Bài viết này hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn, đặc biệt đối với các bạn đang có ý định trở thành NĐT chuyện nghiệp hoặc quản lý tài sản cho khách hàng thì nên tham khảo để có thêm kiến thức.
Mục tiêu và thời hạn đầu tư
- Tỷ suất lợi nhuận mục tiêu: 30%/năm và 10 – 15%/mỗi đợt giải ngân
- Tỷ suất lỗ tối đa: 15%/năm
- Số lần giải ngân tối ưu trong năm: 3 – 4 lần
Tổng quát về phân bổ danh mục
- Danh mục có tối đa 10 cổ phiếu, tốt nhất là 5-6 cổ phiếu.
- Giá trị phân bổ cho mỗi cổ phiếu tối đa không quá 20% giá trị toàn bộ danh mục.
- Không đầu tư 2 cổ phiếu trong cùng 01 ngành.
- CP đầu cơ được phép chọn 1 mã nhưng giá trị đầu tư không quá 10% danh mục.
Điều kiện chọn cổ phiếu
- EPS > 1.500 VND
- PE < 10
- PB < 1.5
- Yeild (cổ tức) > 5%
- KLGD bình quân cho phép mua 5 ngày (đủ số lượng cần mua).
- Beta > 1
- Phòng Nghiên cứu-Phân tích xác định mức độ tăng từ giá định mua đến giá mục tiêu ít nhất phải gấp đôi mức độ giảm giá có thể xảy ra (tỉ lệ tăng/tỉ lệ giảm lớn hơn 2:1) thì mới đáng tham gia.
Quy trình chọn cổ phiếu
- Phòng Nghiên cứu-Phân tích đề xuất 1 rổ cổ phiếu từ 10-20 cổ phiếu với đầy đủ thông số theo quy định;
- Phòng Đầu Tư chọn cổ phiếu cụ thể trên cơ sở rổ cổ phiếu trên đề xuất TGĐ duyệt.
Các nguyên tắc quan trọng
- Không bắt đáy
- Không mua bình quân giá
- Không mua mua – bán bán hàng ngày.
- Mọi quyết định được cụ thể hóa bằng văn bản, luôn tuân thủ thực hiện.
Dấu hiệu mua cổ phiếu
Dấu hiệu “Mua” khi xảy ra đồng thời các trường hợp sau:
- Phòng Nghiên cứu-Phân tích xác định xu hướng thị trường chung bắt đầu chuyển sang tăng giá và cổ phiếu đang tích lũy.
- VN-Index giảm 14% từ mức cao nhất gần nhất.
- Khối lượng giao dịch thấp so với trung bình 50-20-10 ngày gần đây, ổn định trong biên độ hẹp < 5% ít nhất 2 tuần liên tục.
- Nước ngoài mua ròng.
- Margin thị trường xác định thấp.
Quyết định mua phải nêu đầy đủ các thông số sau:
- Giá
- Khối lượng cổ phiếu
- Giá mua min – max
- Giá bán mục tiêu
- Giá cắt lỗ bắt buộc: biên độ – 15% giá vốn
Cách mua cổ phiếu:
- Lệnh mua trong 1 ngày phải được đặt sẵn trước khi thị trường mở cửa. Cần kiên nhẫn rãi lệnh thành 03-05 mức giá khác nhau để mua được giá bình quân rẽ nhất. Cấm mua đuổi giá.
- Sử dụng giá đóng cửa của ngày có dấu hiệu mua là giá cơ bản.
- Chia 5 phần vốn bằng nhau (lô):
- Lô 1 mua ở mức giá cơ bản – KL 10%
- Lô 2 mua ở mức giá -1% giá cơ bản – KL 15%
- Lô 3 mua ở mức giá -2% giá cơ bản – KL 20%
- Lô 4 mua ở mức giá -3% giá cơ bản – KL 25%
- Lô 5 mua ở mức giá -4% giá cơ bản – KL 30%
- Trường hợp giá cổ phiếu > giá cơ bản là giá vốn của phần cổ phiếu còn lại = +/-2% giá cơ bản. Nếu không được thì giữ, canh.
Cách bán cổ phiếu:
- Lệnh bán trong 1 ngày phải được đặt trước khi thị trường mở cửa, không thay đổi trong ngày theo tình hình thị trường. Rãi thành 3-5 lệnh khác nhau để bán được giá cao hợp lý.
- Sử dụng giá đóng cửa của ngày có dấu hiệu bán là giá cơ bản
- Chia thành 5 lô mở:
- Lô 1 bán ở mức giá cơ bản – KL 10%
- Lô 2 bán ở mức giá +2% giá cơ bản – KL 15%
- Lô 3 bán ở mức giá +4% giá cơ bản – KL 20%
- Lô 4 bán ở mức giá +6% giá cơ bản – KL 25%
- Lô 5 bán ở mức giá +8% giá cơ bản – KL 30%
- Tại ngày giao dịch cuối cùng, DMĐT phải bán hết cho dù giá dưới giá cơ bản.
Dấu hiệu “Bán” cổ phiếu khi xảy ra 1 trong các trường hợp sau:
- Phòng Nghiên cứu-Phân tích xác định xu hướng thị trường chung bắt đầu giảm, nước ngoài bán ròng, margin thị trường cao.
- Phòng Nghiên cứu-Phân tích xác định cổ phiếu cụ thể trong danh mục chuyển sang xu hướng giảm (xử dụng các đường xu hướng và đường trung bình).
- Chạm giá cắt lỗ -15% so với giá vốn, bán hết ngay lập tức.
- Chạm giá bán mục tiêu ban đầu đề ra.
- Giá cổ phiếu đi ngang trong 2 tháng.
Nguồn: Lão Trịnh