Can thiệp vô hiệu hóa (sterilization) trong kinh tế

Can thiệp vô hiệu hóa (sterilization) trong kinh tế là hoạt động can thiệp bởi một ngân hàng trung ương của một quốc gia để chống lại những ảnh hưởng đến lượng cung tiền cơ sở được gây ra bởi cán cân thanh toán thặng dư hoặc thâm hụt. Hoạt động có thể thông qua thị trường mở do ngân hàng trung ương thực hiện nhằm mục đích trung hòa tác động của hoạt động ngoại hối liên quan.

Vô hiệu hóa thường được sử dụng trong bối cảnh ngân hàng trung ương có hành động để phủ nhận những tác động có hại của dòng vốn – chẳng hạn như tăng giá tiền tệ và lạm phát – cả hai đều có thể làm giảm khả năng cạnh tranh xuất khẩu. Nói chung, nó có thể ám chỉ đến bất kỳ hình thức chính sách tiền tệ nào nhằm giữ nguồn cung tiền trong nước không thay đổi bất chấp những cú sốc bên ngoài hoặc những thay đổi khác.

1. Can thiệp vào tránh mất giá tiền tệ

Giả định rằng tiền tệ của một quốc gia đang giảm giá. Để ngăn chặn điều này, ngân hàng trung ương của nước này có thể quyết định can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cách tạo ra nhu cầu cho đồng tiền của mình. Họ có thể làm điều này bằng cách :

Thứ nhất, sử dụng dự trữ ngoại hối của mình để mua tiền nội tệ. Kết quả là sẽ ngăn chặn được sự mất giá của đồng tiền nhưng cũng làm giảm lượng tiền dự trữ quốc gia. => Nội tệ tăng giá nhưng dự trữ ngoại tệ cũng bị giảm theo.

Thứ hai, việc giảm cung tiền có thể sẽ có tác động giảm phát có thể không mong muốn, đặc biệt nếu quốc gia đã có tỷ lệ thất nghiệp đáng kể. Để bù đắp ảnh hưởng đến cung tiền, ngân hàng trung ương có thể can thiệp vô hiệu hóa thông qua hoạt động thị trường mở nhằm cung cấp thanh khoản vào hệ thống, bằng cách mua tài sản tài chính như trái phiếu bằng nội tệ. => Bơm tiền ra.

Ví dụ: Việt Nam lo ngại đồng VND mất giá quá nhiều, NHNN có thể sẽ dùng dự trữ ngoại tệ USD để mua VND => giảm VND trong hệ thống ngân hàng, tránh VND mất giá. Tuy nhiên, điều này làm giảm dự trữ ngoại tệ và ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu, do đó để vô hiệu hóa bớt chính sách này NHNN sẽ tiếp tục làm hành động thứ hai.

NHNN sẽ mua các công cụ tài chính như TPCP, tín phiếu kho bạc, trái phiếu NHTM… để bơm tiền VND ra hệ thống ngân hàng, tránh tác động tiêu cực từ tăng giá đồng tiền.

Can thiệp vào tránh tăng giá tiền tệ

Một ngân hàng trung ương cũng có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối để ngăn chặn sự tăng giá tiền tệ bằng cách bán tiền nội tệ cho tài sản định giá bằng ngoại tệ, do đó tăng cao khả năng dự trữ quốc gia. Tuy nhiên điều này làm tăng thêm lượng tiền vào lưu thông, làm tăng nguồn cung tiền. NHTW sau đó sẽ can thiệp bằng hoạt động thị trường mở để giảm tác động của việc này, hãy xem ví dụ dưới đây.

Ví dụ: Trung Quốc là quốc gia tăng trưởng nhanh, dòng vốn ngoại đổ vào nhiều và lại có thặng dư thương mại lớn với Mỹ => nguồn tiền USD vào nhiều, NHTW Trung Quốc quyết định can thiệp:

– Hành động 1: NHTW Trung Quốc sẽ bán một lượng trái phiếu định giá bằng đồng USD trị giá 10 tỉ USD và thu về 68 tỉ CNY từ giao dịch này => tăng dự trữ. Do đó, 68 tỉ CNY được rút ra khỏi hệ thống ngân hàng vào kho của NHTW Trung Quốc sẽ ảnh hưởng giảm lượng cung đồng CNY trên thị trường và tăng lãi suất qua đêm liên ngân hàng.

– Hành động 2: Vì để tránh tác động của việc hút CNY ra khỏi hệ thống thì NHTW TQ sẽ thực hiện tiếp giao dịch thứ hai qua thị trường mở bằng cách mua vào lượng trái phiếu kho bạc TQ giá trị 68 tỷ CNY, qua đó bơm lại 68 tỉ CNY vào hệ thống ngân hàng thương mại.

Do đó, giao dịch thứ hai đã giúp “vô hiệu hóa” tác động của việc bán số trái phiếu định giá bằng đồng USD lên lượng cung tiền cơ sở.

Nguồn: LT

Tags: ,