CPI và PPI là hai chỉ số được các nhà đầu tư luôn mong ngóng hàng tháng để từ đó dự báo được tình hình sản xuất và tiêu dùng như thế nào. Về chỉ số CPI thì gần như quá quen thuộc với NĐT, tuy nhiên chỉ số PPI hiện ít được biết đến, đặc biệt ở Việt Nam cũng chưa có tổ chức nào thực hiện nên nhiều nhà đầu tư không quan tâm và không hiểu. Tuy nhiên, trong thế giới hội nhập, việc các thị trường khác ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam cũng cần phải quan tâm, hơn nữa trong dài hạn thì chắc chắn Việt Nam cũng sẽ áp dụng và chỉ số này cũng trở nên phổ biến.
Định nghĩa
PPI (Producer Price Indexes) là chỉ số giá cả sản xuất đo chi phí của nguyên vật liệu sản xuất. PPI là một chỉ số hữu dụng về xu hướng đối với giá cả và phản ánh trước xu hướng chỉ số CPI. Khi giá cả sản xuất tăng thì sau đó một vài tháng chỉ số giá tiêu dùng cũng sẽ tăng, vì các công ty chuyển tiếp chi phí sang người tiêu dùng.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) thường được sử dụng để tính toán sự tăng trưởng thực sự bằng cách điều chỉnh nguồn thu nhập thổi phồng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thường được áp dụng để tính toán thay đổi trong chi phí sinh hoạt bằng cách điều chỉnh doanh thu và các nguồn chi phí.
PPI lõi là gì?
Nhiều nhà kinh tế xem xét PPI trừ đi thực phẩm và năng lượng cái mà được gọi là PPI lõi. Vậy tại sao? Bởi vì giá thực phẩm và năng lượng thay đổi rất nhanh. Giá năng lượng có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết chẳn hạn như nếu bão gây ảnh hưởng đến các dàn khoan dầu thì sẽ anh hưởng đến sản lượng khai thác. Điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với thực phẩm. Đó là lý do tại sao phải loại trừ chúng để thấy được xu thế lạm phát thật của PPI.Các “nhà chuyên nghiệp” xem xét PPI như thế nào ?
• So sánh tháng gần đây nhất với hai đến ba tháng trước
• Xem xét sự thay đổi trung bình của chỉ số PPI được công bố trong sáu hoặc mười hai tháng trước.
• Xác định tỉ lệ lạm phát giữa các năm.
Điểm chính ở đây là không nên để ý quá nhiều vào bản báo cáo đơn độc. Tốt hơn là hãy xác định xu thế và liệu có một xu thế mới sắp xuất hiện không.