Chính sách tài khóa sẽ là biện pháp tiếp theo đối phó với khủng hoảng

Gần đây, đứng trước làn sóng bán tháo cổ phiếu toàn cầu ở Mỹ và Châu Âu, tổ chức OECD vừa lên tiếng cảnh báo rằng: các quốc gia nên sẵn sàng sử dụng chính sách tài khóa để kích thích kinh tế, trước bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, giá dầu tăng và các biện pháp kích thích tiền tệ khó có thể phát huy tác dụng.

Hình: tăng trưởng toàn cầu có dấu hiệu giảm tốc trong các năm tới

OECD có vẻ thận trọng và cảnh báo về khả năng dòng vốn đang đảo chiều khỏi các nền kinh tế mới nổi, căng thẳng thương mại đang làm gián đoạn đầu tư, hay sự bất ổn chính trị đang gia tăng ở châu Âu và Trung Đông.

Họ cũng dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng trưởng khoảng 3.5% trong năm 2019 thay vì mức tăng 3.7% trong năm 2018, và còn nhấn mạnh hiệu ứng suy giảm còn có thể tiếp tục trong tương lai xa hơn.

Nhìn chung, các quốc gia khó có thể tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ trong bối cảnh họ đã sử dụng chính sách này trong một thời gian dài sau khủng hoảng 2008, và điều này sẽ giảm tính hiệu quả của chính sách này. Chỉ so một ngoại lệ đó chính là Mỹ, khi mà Fed đang đi ngược đám đông bằng các rút dần chính sách mở rộng tiền tệ bằng các tăng lãi suất, nếu Fed hành động đảo ngược lại hoặc giãn thời gian tăng lãi suất cũng là một cách để hỗ trợ nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này là khó khả thi trong bối cảnh chính sách tiền tệ của Fed là động lập và họ đang theo đuổi một mục tiêu khác nhất quán hơn.

Việc sử dụng chính sách tài khóa cũng không phải dễ dàng trong bối cảnh nợ công tại các quốc gia đang ở mức cao, việc tăng chi tiêu sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối lớn của các chuyên gia về ngân sách. Tuy nhiên, nếu các nước đồng hợp hợp tác để cùng kích kích tài khóa thì biện pháp này sẽ tác động một các nhanh chóng và hiệu quả hơn cả chính sách tiền tệ trong bối cảnh hiện nay.

Tất nhiên, việc đang chia rẽ sâu sắc giữa các quốc gia trong bối cảnh căng thẳng thương mại, trật tự địa chính trị sẽ cản trở một sự hợp tác chung. Tuy nhiên, nếu sự suy giảm kinh tế trở nên sâu sắc hơn thì các quốc gia không còn nhiều sự lựa chọn trong bối cảnh phải can thiệp một cách hiệu quả nhất để giảm tác động tiêu cực nhất từ chu kỳ giảm tốc của nền kinh tế.

Nguốn: Lão Trịnh, OECD

Tags: