Chương trình học và thi chứng chỉ CFA

Chứng chỉ CFA (the Chartered Financial Analyst) được cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ – thành lập năm 1947, hiện có hơn 167.000 hội viên tại 165 quốc gia trên toàn cầu. CFA là một chứng chỉ nghề nghiệp được xem như một tiêu chuẩn bổ sung để đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của giới phân tích tài chính – đầu tư. Chứng chỉ phù hợp với những ai đang hoạt động trong ngành liên quan đến tài chính như: kế toán, tài chính, chứng khoán.

CFA được chia thành ba level khác nhau, với điều kiện để tham gia thi rất đơn giản chỉ cần bạn có bằng đại học hoặc có một số chứng chỉ  như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương, hoặc có thể là sinh viên đại học năm cuối.

Hình thức và thời gian thi từ năm 2021, CFA sẽ chuyển sang hình thức thi trên máy tính cho cả 3 levels:

  • Level 1: Thi trắc nghiệm vào kỳ thi tháng 2, 5, 8, 11
  • Level 2: Thi trắc nghiệm liên quan đến tình huống vào kỳ thi tháng 5, 8 (Từ năm 2022 sẽ thi tháng 2 & 8)
  • Level 3: Thi tự luận và trắc nghiệm liên quan đến tình huống vào kỳ thi tháng 5, 11
  • Mỗi kỳ thi sẽ có trung bình 6 ngày thi.

– Phân bổ thời gian thi trên máy tính của level 1: Chi tiết tại đây

  • 19 phút đầu: Hướng dẫn, cam kết, demo phần mềm
  • 135 phút: Bài thi phần 1 (session 1) – bao gồm 90 câu hỏi cho tất cả môn học
  • 30 phút: Giải lao (tùy chọn)
  • 135 phút: Bài thi phần 2 (session 2) – bao gồm 90 câu hỏi cho tất cả môn học
  • 9 phút cuối: khảo sát về việc thi
  • Học viên sẽ thi tổng thời gian kéo dài 5h30 phút; trong đó thời lượng làm bài thi là 4h30 phút
  • Xem thêm cấu trúc bài thi level 1 tại TẠI ĐÂY

Sau khi các bạn đã vượt qua cả ba level thì để có thể trở thành CFA Charterholder thì cần có thêm ít nhất 4 năm làm việc trong lĩnh vực đầu tư, cộng với cam kết tuân thủ quy định về đạo đức và nghề nghiệp.

Chương trình học của cả ba phần thì được tóm gọn như sau:

Môn học Cấp độ 1 Cấp độ 2 Cấp độ 3
Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp 15-20% 10-15% 10-15%
Xác xuất thống kê 8-12% 5-10% 0%
Kinh tế học 8-12% 5-10% 5-10%
Phân tích báo cáo tài chính 13-17% 10-15% 0%
Tài chính doanh nghiệp 8-12% 5-10% 0%
Cổ phiếu 10-12% 10-15% 10-15%
Trái phiếu 10-12% 10-15% 15-20%
Các sản phẩm phái sinh 5-8% 5-10% 5-10%
Đầu tư khác 5-8% 5-10% 5-10%
Quản lý danh mục đầu tư 5-8% 5-10% 35-40%

Như vậy, các thông tin trên là thông tin cơ bản cho các bạn chuẩn bị nếu muốn tham gia thi lấy chứng chỉ CFA trong thời gian tới. Việc có cần lấy chứng chỉ CFA hay không phụ thuộc vào mục tiêu và tính chất công việc của các bạn, chứng chỉ CFA không phải yêu cầu bắt buộc.

Nguồn: Lão Trịnh

Tags: ,