Tổng quan về Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang (DGC)
- Tổng quan: DGC hoạt động trong lĩnh vực hoá chất, với hoạt động chính là các sản phẩm về photphat: (1) P4, các loại (2) axit photphoric (HPO/TPA), (3) phân bón, (4) phụ gia thức ăn chăn nuôi và (5) Pin ắc quy (mới mở rộng, tập trung vào pin lithium phosphate và ắc quy chì).
- Thị trường mục tiêu: Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á.
- Công suất sản xuất:
- Dẫn đầu Việt Nam với 70.000 tấn P4/năm (chiếm >50% thị phần).
- Cạnh tranh trực tiếp với các công ty như Phốt Pho Vàng Việt Nam, Đông Nam Á Lào Cai.
Cơ cấu sở hữu & quản trị
- Ông Đào Hữu Huyền – Chủ tịch (sở hữu 18.38%), Ông Đào Hữu Duy Anh (con trai chủ tịch, sở hữu 3.01%, làm việc từ 2012). Nhóm cổ đông thân thiết hoặc liên quan tới gia đình ông Đào Hữu Huyền nắm giữ hơn 40%.
- Công ty con: 8 công ty, nổi bật:
- Công ty Phốt Pho 6 (đã hợp nhất với Hóa chất Đức Giang Lào Cai).
- Mua lại 51% Ắc quy Tia Sáng (TSB) với giá 135 tỷ VNĐ (3/2024), tập trung sản xuất pin lithium phosphate.
Sản phẩm chính & Triển vọng thị trường
- P4 (Phốt pho vàng)
- Ứng dụng: Sản xuất chất bán dẫn, axit photphoric, pin.
- Thị trường xuất khẩu chính: Ấn Độ, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản.
- Thị phần: DGC hiện là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường sản xuất P4 tại Việt Nam với công suất thiết kế lên tới 70.000 tấn/năm, chiếm hơn 50% tổng công suất toàn ngành. Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường bao gồm Phốt Pho Vàng Việt Nam (19.800 tấn/năm), Đông Nam Á Lào Cai (18.000 tấn/năm), Nam Tiến Lào Cai (9.800 tấn/năm) và Phốt Pho Việt Nam (6.000 tấn/năm). Với lợi thế công suất áp đảo cùng chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, DGC đã khẳng định vị thế số một trong lĩnh vực sản xuất phốt pho tại thị trường Việt Nam.
- Cơ cấu trong tổng doanh thu: khoảng 43% doanh thu năm 2024
- Biến động giá:
- Giá tăng mạnh và đạt đỉnh vào cuối năm 2022 do Trung Quốc hạn chế xuất khẩu.
- Xu hướng giá đã giảm trợ lại từ năm 2023 nhưng vẫn cao hơn thời kỳ pre-COVID, dự kiến sẽ cân bằng vào năm 2025.
- Xu hướng tiếp theo được dự báo phục hồi nhờ nhu cầu chip bán dẫn (AI, IoT) và sản lượng Trung Quốc giảm.
- Lợi thế: Công ty đã tự chủ 80% nguồn quặng apatit (tiết kiệm 30% chi phí).
- Axit Photphoric (HPO/TPA)
- Ứng dụng: Thực phẩm (Coca-Cola, Pepsi), pin lithium.
- Cơ cấu trong tổng doanh thu: khoảng 18% doanh thu năm 2024, bao gồm Axit Photphoric nhiệt (TPA) và Axit trích ly (WPA).
- Thị trường: Xuất khẩu mạnh sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ.
- Triển vọng: Lợi nhuận tăng nhờ nhu cầu pin EV và đa dạng hóa nguồn cung toàn cầu.
- Phân bón & WPA
- Tình hình:
- Cơ cấu đóng góp của doanh thu phân bón với DGC khoảng
- Nhu cầu phục hồi ở Ấn Độ, Indonesia, Philippines do hạn chế xuất khẩu từ Nga/Trung Quốc.
- Cơ cấu trong tổng doanh thu: khoảng 18% doanh thu năm 2024, trong đó Phân MAP 11% và Phân DAP 7%.
- Dự báo: Lợi nhuận cải thiện khi giá phân bón có xu hướng tăng ổn định, giảm VAT phân bón đầu vào.
- Phụ gia thức ăn chăn nuôi
- Đặc điểm: Phụ gia thức ăn chăn nuôi là một trong những mảng sản phẩm truyền thống của DGC, chủ yếu bao gồm dicalcium phosphate (DCP) – một nguồn cung cấp phốt pho và canxi cho gia súc và gia cầm.
- Nguyên liệu: Sản xuất từ quặng apatit và axit photphoric, tận dụng chuỗi sản phẩm sẵn có.
- Thị trường tiêu thụ: Chủ yếu xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines, và tiêu thụ nội địa.
- Cơ cấu trong tổng doanh thu: khoảng 10% doanh thu năm 2024.
5. Mảng pin ắc quy (Mới mở rộng)
- Chiến lược: Tận dụng nguồn HPO sẵn có để sản xuất pin lithium phosphate.
- Mục tiêu: Đạt doanh thu 1.000 tỷ VNĐ trong tương lai gần.
Chi phí đầu tư năm 2025 & Dự án mở rộng
- Nhà máy Chlo-alkali tại Nghi Sơn:
- Vốn đầu tư: 1,2 nghìn tỷ đồng (trong tổng 2 nghìn tỷ).
- Khởi công từ 2/2025, dự kiến vận hành Q2/2026.
- Dự kiến tạo 2 nghìn tỷ doanh thu, 200 tỷ lợi nhuận ròng mỗi năm (~6% LN ròng 2024).
- PVChem đã cam kết tiêu thụ 30% sản lượng.
2. Nhà máy ethanol tại Đắk Nông:
- Mua lại Công ty Cồn Đại Việt (4/2024) với giá 253 tỷ, nâng cấp thêm 60 tỷ năm 2024, và 50 tỷ năm 2025.
- Dự kiến mang lại 850 tỷ doanh thu và 35 tỷ lợi nhuận ròng/năm (~1% LN ròng 2024).
3. Mở rộng pin TSB:
- Đầu tư 40 tỷ đồng cho công nghệ pin lithium.
- Dù đóng góp nhỏ (<1% LN ròng 2024), có tiềm năng nâng cao biên lợi nhuận và vị thế cạnh tranh.
4. Mở rộng Khai trường 25:
- Vốn đầu tư 10 tỷ đồng, đang chậm tiến độ xin phép.
- DGC vẫn cam kết hoàn thành trong năm 2025 để bảo đảm nguồn nguyên liệu.
5. Dự án bất động sản tại Long Biên (Hà Nội):
- Dự kiến đạt 5 nghìn tỷ doanh thu và 1 nghìn tỷ lợi nhuận ròng.
- Công ty đã tăng vốn điều lệ cho BĐS Đức Long lên 1,000 tỷ đồng vào tháng 5/2025.
- Hiện đã hoàn thành quy hoạch 1/500, dự kiến khởi công trong năm 2025.
6. Dự án bauxite:
-
Kế hoạch dài hạn, đang trong giai đoạn nghiên cứu và xin phê duyệt.
Kết luận: Với tổng tài sản khoảng 16.5 nghìn tỷ đồng, nợ vay ở mức thấp và đã tích lũy hơn 10 nghìn tỷ đồng lợi nhuận ròng, DGC hiện tạo ra khoảng 3.000–3.500 tỷ đồng lợi nhuận mỗi năm. Triển vọng tăng trưởng đến từ các dự án mới đang triển khai, trong khi định giá hiện tại của công ty vẫn ở mức khá hấp dẫn.