Financial Modeling: Dự phóng bảng Cân đối kế toán

Việc lập dự phóng bảng cân đối kế toán thường được thực hiện cùng với dự phóng báo cáo thu nhập. Cả hai kỹ năng này là cần thiết khi dự báo mô hình tài chính. Trong bài này, tôi sẽ hướng dẫn phân tích từng bước cách tính toán và sau đó dự báo chi tiết từng mục cần thiết để dự báo bảng cân đối kế toán đầy đủ và  thực hiện các bước xây dựng mô hình cho ba bảng báo cáo tài chính.

Hình: Balance Sheet của cổ phiếu 

Hình trên được trích từ khóa học “Lập mô hình tài chính FCFF cơ bản” của vfin.vn.

Dự báo các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán

Sau đây là các khoảng mục chính mà chúng ta cần phải tập trung xử lý khi dự báo bảng cân đối kế toán:

  • Tài sản
    • Khoản phải thu
    • Hàng tồn kho
    • Tài sản ngắn hạn khác
    • Bất động sản đầu tư, TSCĐ HH, TSCĐ Vô hình
    • Các tài sản dài hạn khác
  • Nợ phải trả
    • Các khoản phải trả
    • Nợ vay ngân hàng (vay trã lãi)
  • Equity
    • Vốn cổ phần
    • Lợi nhuận giữ lại

Trên đây là những khoảng mục chính tạo ra một bảng cân đối kế toán, chúng ta tập trung xử lý các mục này, còn đi vào chi tiết sẽ có những bài tiếp theo hướng dẫn cụ thể hơn.

Vốn lưu động

Các khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả là những mục quan trọng và khác biệt mà chúng ta cần phải có có phương pháp dự báo đặc biệt. Vì tất cả các tài khoản này đều tham gia vào chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp và tạo ra vòng quay tiền mặt, nên rất hữu ích khi dự báo số ngày luân chuyền cho các khoản mục này. Sử dụng công thức cho các ngày tương ứng, chúng ta có thể dự báo các khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả trong tương lai.

Sau đây là công thức tính số ngày thay đổi hàng năm của các mục:

  • Số ngày phải thu = Khoản phải thu bình quân / Doanh thu thuần x 365
  • Số ngày hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân / Giá vốn hàng bán x 365
  • Số ngày phải trả = Khoản phải trả bình quân / Giá vốn hàng bán (Hoặc Giá trị mua hàng trong kỳ) x 365

(Giá trị mua hàng trong kỳ = Giá vốn hàng bán + hàng tồn kho tăng ròng trong kỳ)

Sau khi tìm giá trị lịch sử cho số ngày quay vòng các khoản mục trên, chúng ta có thể sử dụng các xu hướng này và đảo ngược tam xuất các công thức để tìm khoản phải thu, hàng tồn kho hoặc khoản phải trả trong khoảng thời gian cụ thể.

Ví dụ:

Chúng ta làm ví dụ với khoảng phải thu. Trong kỳ trước, số ngày khoản phải thu  là 100 ngày. Nếu doanh số là 200 tỷ cho cả năm  thì khoản phải thu sẽ là:

Khoản phải thu = 100 x 200 / 365 = 54.79 tỷ VND

Các tài sản ngắn hạn và dài hạn khác

Chúng ta có thể dự đoán các tài sản ngắn hạn khác bằng cách nhóm chúng lại hoặc chia nhỏ chúng thành từng mục riêng lẻ. Việc dự báo chi tiết các khoản mục trong bảng cân đối sẽ làm phức tạp hơn một chút, nhưng sẽ cho phép chi tiết hơn và tăng tính chính xác trong mô hình.

Phương pháp “đại khái (The quick and dirty method)” để dự báo các mục tài sản ngắn hạn trong bảng cân đối kế toán là sử dụng dự đoán giá trị toàn bộ các khoản mục này theo một tỷ lệ hoặc theo xu hướng đã tồn tại đã tồn tại so với tài sản.

Tài sản cố định, thiết bị và BĐS đầu tư (PP&E)

Dự phóng PP & E khác với việc dự báo các tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác. Dự phóng này yêu cầu xây dựng lịch khấu hao cho từng loại PP & E. Số dư hiển thị trên bảng cân đối là số dư cuối kỳ.

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Chi phí vốn đầu tư – Chi phí khấu hao tài sản

Như bạn có thể thấy, việc sử dụng kế hoạch khấu hao được gắn với cả bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Chúng tôi sử dụng số dư cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán và chi phí khấu hao trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (khoản mục này được trình bày trong giá vốn hàng bán trong phần thuyết minh hoặc trên bảng Cash Flow).

Nợ vay

Tương tự như PP & E thì có kế hoạch trích khấu hao, Nợ vay được dự báo với kế hoạch sử dụng nợ. Kế hoạch này vạch ra từng loại khoản vay và trả chi phí lãi vay cho từng giai đoạn. Số dư được hiển thị trên bảng cân đối kế toán cũng là số dư cuối kỳ của khoản nợ vay, hoặc tổng của tất cả số dư cuối kỳ của khoản nợ vay.

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Chi phí lãi vay – Khoản vay trả trong kỳ

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là chi phí lãi vay được thêm vào số dư đầu kỳ. Ngược lại, chi phí khấu hao được khấu trừ từ số dư đầu kỳ theo PP & E. Hãy ghi nhớ điều này và đừng quên sử dụng các ký hiệu phù hợp.

Vốn chủ sở hữu

Vốn cổ đông có thể là một trong những nhiệm vụ đơn giản nhất khi khi dự phóng các mục trong bảng cân đối kế toán. Thông thường, vốn cổ chủ sở hữu không đổi trong suốt thời gian, vì vậy dự báo khoản mục này thường được đặt bằng với chu kỳ trước..

Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Vốn phát hành mới – Mua lại cổ phần (CPQ)

Thu nhập giữ lại

Dự báo lợi nhuận giữ lại liên quan đến việc dự báo thu nhập ròng và cổ tức, chứ không phải tách riêng dự báo thu nhập được giữ lại. Điều này có nghĩa là để hoàn thành việc lập bảng dự báo chi tiết các khoản mục trong bảng cân đối kế toán, thì phải hoàn tất việc lập dự báo chi tiết các khoản mục trong bảng báo cáo thu nhập để có thu nhập ròng. Và luôn luôn nhớ, số dư được hiển thị trên bảng cân đối là số dư cuối kỳ.

 Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Thu nhập ròng – Cổ tức chi trả

 

Thứ tự các bước dự phóng bảng cân đối kế toán

Vì chúng ta cần một số khoản mục nhất định từ báo cáo thu nhập, do đó đây là cách tốt nhất để dự báo các mục trên bảng cân đối kế toán:

  1. Dự phóng báo cáo thu nhập để có chi phí khấu hao và chi phí lãi vay
  2. Dự phóng bảng cân đối kế toán theo nhiều cách để tìm ra thu nhập giữ lại
  3. Hoàn thành dự phóng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bằng cách hoàn thành mục khấu hao, lãi vay và chi phí thuế
  4. Hoàn thành dự phóng bảng cân đối kế toán bằng cách hoàn thành thu nhập còn giữ lại

Nguồn: Lão Trịnh

Tags: ,,