Giàu hay nghèo chỉ cần nhìn mặt là biết, điều đó liệu có đúng?

“Đại gian như trung – đại giả như thật, trung và gian không thể nhìn bề ngoài mà đoán được” – trích câu nói nổi tiếng của Tào Tháo về cách nhìn người, ông cho rằng việc nhìn bề ngoài để phán xét một ai đó quả thực là một việc khó nhất và không đáng tin. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Phó giáo sư Nicholas Rule và nghiên cứu sinh Thora Bjornsdottir của Viện Khoa học và Nghệ thuật được đăng trên Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội, đưa ra bằng chứng rằng có thể nhận biết được mức độ giàu nghèo của mỗi con người thông qua khuôn mặt.

Các tác giải chỉ ra rằng, nghiên cứu cho thấy các biểu hiện trên khuôn mặt có thể cho thấy người đó thuộc tầng lớp xã hội nào (phân loạt trên thu nhập). Kết luận của họ cho thấy rằng, các cảm xúc bởi những gì xảy ra trong thói quen và hành động quá khứ sẽ thể hiện trên khuôn mặt kể từ khi thiếu niên cho đến khi trưởng thành. Ví dụ như việc hạnh phúc thường xuyên sẽ hàn gắn lên khuôn mặt của người đó về sự hài lòng về cuộc sống và thể hiện một sự giàu có.

Theo thời gian, các cảm xúc đó ngày càng hiện rõ lên khuôn mặt của họ và tiết lộ về những gì đã diễn ra trong quá khứ của họ và cho dù họ có cố gắng làm điều gì đó để che giấu thì điều đó vẫn không bị thay đổi.

Nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ, với việc phân loại tầng lớp xã hội dựa trên mức thu nhập hàng năm của hộ gia đình tại mốc 75,000 USD. Các nhà nghiên cứu cố gắng tách nhóm nghiên cứu ra thành các nhóm có thu nhập trung bình dưới 60,000 USD (thu nhập thấp) và nhóm trên 100,000 USD (thu nhập cao). Họ tiến hành chụp hình khuôn mặt của nhóm khảo sát ở trạng thái không cảm xúc. Sau đó, họ yêu cầu một nhóm người khác (khác nhóm đã chụp hình trên) xem các bức ảnh và không sử dụng gì ngoài bản năng của họ để quyết định cái nào là “giàu hay nghèo” chỉ bằng cách nhìn vào khuôn mặt. Thật ngạc nhiên, họ có thể xác định được ai thuộc về nhóm giàu hay nghèo ở mức mà các nhà nghiên cứu cho rằng vượt quá xác suất ngẫu nhiên.

Điều quan trọng là những người tham gia chụp hình đều có tuổi khoảng từ 18-21 tuổi, điều này cho thấy họ đã tích lũy đủ kinh nghiệm cuộc sống và nó đã thay đổi rõ rệt và định hình trên khuôn mặt của họ đến mức bạn có thể biết được vị thế kinh tế xã hội hay tầng lớp xã hội của họ là gì.

Kết quả không bị ảnh hưởng bởi chủng tộc hoặc giới tính của khuôn mặt hoặc thời gian mà mọi người được đưa ra để nghiên cứu chúng. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn thử đặt các bức hình vào các vị trí và bối cảnh khác nhau để kiểm tra thì kết quả vẫn tương tự, có một sự phân loại chính xác hơn mức ngẫu nhiên.

Dĩ nhiên, hai nhóm người này là không hề quen biết để đảm bảo rằng nghiên cứu không bị thiên lệch, và nhóm tác giả còn đặt trong cả một tình huống mà người trả lời không biết mục đích của cuộc nghiên cứu thì kết quả vẫn không đổi.

Nghiên cứu nhân tướng học đang ngày càng được công nhận nhiều hơn.

Nghiên cứu về các tầng lớp xã hội thông qua hình thức trong tâm lý học và hành vi đang nhận được sự công nhận nhiều hơn. Với 43 cơ bắp tập trung ở một khu vực tương đối nhỏ là khuôn mặt, thì các nghiên cứu về nó lại càng trở nên thú vị hơn.

Mọi người thường đổ thừa cho số phận khi chưa đạt được sự giàu nghèo nhất định như “giàu ngheo có số”, hay đại loại là “dày dép còn có số, huống hồ gì con người”…và nghiên cứu này cho thấy rằng số đó đích thực là có thể hiện trên khuôn mặt các bạn. Nhưng bản chất cuối cùng của vấn đề đó chính là suy nghĩ trong cách thức của các bạn đã hình này nên những đường nét trên khuôn mặt đó. Và do đó, nếu các bạn luôn suy nghĩ tích cực hướng tới những điều tốt đẹp, hạnh phúc và vui vẻ trong một thời gian đủ lâu, khuôn mặt các bạn sẽ thay đổi theo hướng tích cực, và các bạn có thể cải số.

Tuy nhiên, nghiên cứu này là chưa thực hiện trên nhóm tuổi lớn hơn để xem liệu các dấu hiệu trên khuôn mặt có trở nên rõ ràng hơn với mọi người theo thời gian hay không.

Nguồn: WEF and LT

 

Tags: