Góc nhìn mới về vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích lên giá dầu mỏ

Vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích đang làm dấy lên làn sóng lo ngại về quan hệ của Mỹ và Saudi Arabia, điều này có thể dẫn đến diễn biến khó dự báo của giá dầu do Saudi Arabia là một trong hai nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Do đó, hôm nay dưới góc nhìn kinh tế, tôi xin đưa ra một vài nhận định về sức ảnh hưởng của vấn đề này đến TTCK thông qua việc ảnh hưởng của giá dầu vì sự kiện này.

Diễn biến sự việc

Nhà báo Khashoggi mất tích từ ngày 2/10 sau khi vào Toà Lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul làm thủ tục kết hôn với một phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều nghi vấn nảy sinh khi phía Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố có bằng chứng về khả năng ông Khashoggi bị sát hại. Các suy đoán xuất phát từ việc nhà báo Khashoggi từng viết bài chỉ trích Saudi Arabia can dự vào chiến sự tại Yemen.

Một ngày trước khi đến Lãnh sự Saudi Arabia tại Istanbul làm thủ  tục kết hôn, ông Jamal Khashoggi đã ăn trưa cùng hai người bạn tại London để thảo luận về đề tài mới, chỉ trích sự thiếu tự do ngôn luận trong thế giới Ả rập. Ngày 2/10, vào 13h theo đúng lịch hẹn, ông Khashoggi cùng vị hôn thê của mình đến Lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul để đăng kí kết hôn. Tuy nhiên chỉ một mình Khashoggi vào trong và đã không xuất hiện trở lại. Các báo cáo điều tra mới nhất cho rằng, khả năng cao ông đã bị sát hại như những thông tin truyền thông trước đó.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã xác định được danh tính của 15 người được cho là nghi phạm của vụ án, đồng thời tái khẳng định nhà báo này đã bị sát hại. Cụ thể nhóm người này được cho là đã tới Istanbul vào 2 ngày trước khi ông Khashoggi mất tích và đã sử dụng một chiếc xe màu đen di chuyển khỏi lãnh sự quán Saudi Arabia tại Istanbul.

Đáng chú ý trong ngày ông Khashoggi mất tích, các nhân viên người Thổ Nhĩ Kỳ làm việc tại lãnh sự quán đã được yêu cầu nghỉ ở nhà. Ngoài ra, các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng những hình ảnh từ camera an ninh bên trong lãnh sự quán đã được gỡ bỏ và đưa về Saudi Arabia bằng máy bay riêng. Bên cạnh đó, nhóm điều tra của Thổ Nhĩ Kỳ cũng phát hiện bằng chứng về “sự xáo trộn” bên trong Lãnh sự quán Saudi Arabia. Đây được coi là phát hiện quan trọng cho quá trình điều tra vụ việc.

Ông Khashoggi, 59 tuổi, được biết đến là nhà báo, nhà bình luận chính trị nổi tiếng thường xuyên chỉ trích các chính sách của Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman. Ông này cũng đang trong quá trình tìm cách để trở thành công dân Mỹ sau khi lưu vong từ năm 2017.

Các dấu hiệu trước đó đã cảnh báo về sự bất ổn của Saudi Arabia

1. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Saudi Arabia cần được Mỹ bảo vệ

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố về việc nước này đối mặt với mất an toàn an ninh và cần quân đội Mỹ bảo hộ bằng việc đặt căn cứ quân sự ở các nước láng giềng và ông Trump cho rằng Mỹ chưa nhận được số tiền tương xứng với những gì đã làm cho an ninh của Saudi Arabia. Tuy nhiên, đáp lại tuyên bố của ông Trump, Hoàng tử Bin Salman nói việc họ mua vũ khí của Mỹ, đầu tư vào Mỹ cũng phải trả tiền và đó chính là sự đền đáp cho phía Mỹ.

Câu trả lời của Saudi Arabia gần như không làm hài lòng giới lãnh đạo chóp bu của Mỹ, và dĩ nhiên đây là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ sẽ có những hành động cứng rắng hơn, không loại trừ khả năng trong tương lai sẽ có những xung khắc, xung đột an ninh ngay trong quốc gia giàu có Trung Đông này.

2. Khai thác dầu mỏ của Mỹ đã vượt Saudi Arabia và Nga lần đầu tiên kể từ năm 1973

Sản lượng dầu thô của Mỹ đã tăng gấp hơn 2 lần trong thập kỷ qua nhờ sự bùng nổ của dầu đá phiến tại miền Tây Texas. Theo Bộ Năng lượng Mỹ, sản lượng dầu thô của nước này hiện đạt gần 11 triệu thùng/ngày, vượt qua hai quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới là Nga và Saudi Arabia. Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) dự báo Mỹ sẽ giữ vững ngôi vương này ít nhất là đến hết năm 2019.

Năm 2015, Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm và cho phép các công ty có quyền xuất khẩu dầu mỏ ra bên ngoài. Không cần nói thì ai cũng biết ngành công nghiệp dầu mỏ có giá trị hơn nhiều so với ngành công nghiệp vũ khí và nước Mỹ không chỉ muốn xuất khẩu được nhiều mà còn muốn được giá cao. Do đó, đứng trước khả năng sản lượng tăng nhanh và được phép xuất khẩu ra bên ngoài, Mỹ sẽ cần phải thay đổi lại thị phần thị trường dầu mỏ, do đó chẳng khó hiểu khi khu vực Trung Đông lại trở thành tâm điểm cho đợt toan tính này của Mỹ. Iran bị cấm vận trở lại, xung đột ở các nước Syria, Thổ Nhỉ Kỳ, Yemen… có thể làm sản lượng lớn sản lượng, nhưng muốn có thêm thị phần thì đích đến chính là các nước Arap và Saudi Arabia vô hình trung thành đích ngắm của tổng thống Trump.

3. Đòn cảnh cáo thái tử trẻ tuổi của Saudi Arabia

Thái tử Mohammed bin Salman, người thừa kế vương vị của Arab Saudi được cho là một nhà cải cách mở ra thời kỳ mới ở quốc gia dầu mỏ nổi tiếng bảo thủ này. Thái tử Mohammed cũng hứa với Mỹ xem Iran là đối thủ chính và sẽ hỗ trợ để ngăn cản quốc gia này, tuy nhiên những hành động thì chưa có gì đặc biệt có thể khiến Mỹ không hài lòng.

Ngoài ra, khi Mỹ yêu cầu thêm quyền lợi tại khu vực này thì chính Thái tử Mohammed đã lên tiếng chỉ trích và cho rằng điều này phi lý và Saudi Arabia không cần phải trả thêm khoản tiền nào nữa. Có thể điều này cũng khiến Mỹ không hài lòng, họ cho rằng Mỹ sẽ khó có thêm nhiều quyền lợi nếu không gây thêm ảnh hưởng tại quốc gia này.

Mức độ ảnh hưởng sau sự kiện nhà báo mất tích

Hai bên lời qua tiếng lại, Mỹ cảnh báo trừng ” trừng phạt nghiêm khắc”, nếu như Saudi Arabia thực sự đứng đằng sau vụ mất tích của nhà báo Jamal Khashoggi. Mặc dù cảnh báo trừng phạt nhưng Tổng thống Trump cho biết, biện pháp của Wahsington sẽ không liên quan đến các thỏa thuận bán vũ khí với Saudi Arabia do nó sẽ gây thiệt hại lớn cho Mỹ.

Tuy nhiên, đáp trả lại đe dọa từ Mỹ, Saudi Arabia cũng dọa sẽ đáp trả bất cứ hành động nào nhằm vào họ vì vụ nhà báo mất tích, họ cũng nhấn mạnh về khả năng sẽ đẩy giá dầu lên cao.

Rõ ràng những cảnh báo của Saudi Arabia có vẻ đang làm cho nước Mỹ cười trong bụng, vì những thứ họ muốn đáp trả có vẽ như lại đang giúp thêm sức mạnh cho Mỹ. Để đánh giá thêm về mức độ ảnh hưởng thế nào từ sự việc trên tôi xin nêu thêm vài quan điểm như sau:

Thứ nhất, cần hiểu rõ rằng Saudi Arabia sẽ tiếp tục là một trong những đồng minh của Mỹ, và những hành động (nếu có) của Mỹ cũng chỉ muốn tăng thêm ảnh hưởng với lãnh đạo sắp nắm quyền và muốn có thêm lợi ích tại quốc gia này.

Thứ hai, Mỹ đã chuyển từ nước nhập khẩu dầu mỏ thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và quay qua xuất khẩu dầu mỏ. Do đó, điều họ cần đó chính là thị phần xuất khẩu và giá dầu ổn định ở mức cao giúp ngành công nghiệp dầu mỏ có lợi nhuận. Chỉ cần nghỉ đến đây có thể thấy, một vài quốc gia không phải đồng minh mà có sản lượng đầu mỏ cao chắc chắn sẽ là mục tiêu đầu tiên của Mỹ và đối tượng thứ hai chính là những đồng minh thân cận có sức mạnh trong lĩnh vực này. Những đồng minh này buộc phải phối hợp cùng với Mỹ để giúp ổn định thị trường dầu mỏ, bằng cách giảm hoặc không tăng sản lượng  để giúp giá dầu ổn định ở mức cao.

Do đó, đến cuối cùng thì sự việc nhà báo mất tích sẽ được xử êm đẹp sau một giai đoạn căng thẳng (chém gió qua lại lẫn nhau hoặc có vài đáp trả nhỏ) cho đến khi mọi thứ đi theo kịch bản của nước Mỹ.

Note: Đây là một góc nhìn mới cho thấy giá dầu sẽ ổn định và không bị giảm mạnh như 2014-2015. Việc phân tích trên chỉ mang tính chất cá nhân và góc nhìn về những gì Mỹ đang toàn tính, còn thực tế họ có làm được vậy không thì tôi cho rằng còn phải có xem ý kiến các nước lớn khác như Nga và Trung Quốc. (Vạn vật đều có thể thay đổi bất cứ lúc nào- Anh nay là số 1 nhưng điều đó không phải là mãi mãi)

Nguồn: LT

Tags: ,