Hiểu về tự do tài chính cá nhân qua công thức tài chính

Hiện nay, việc tiếp cận với tài chính ngày càng phổ biến hơn với người trẻ nhờ sự phát triển của công nghệ và đa dạng hóa sản phẩm. Tuy nhiên, ở mức độ nào đó chúng ta chỉ có thể thay đổi căn bản khi giáo dục về tư duy tài chính được thay đổi và trong đó việc hiểu về tài chính cá nhân là một phần quan trọng nhất trong quá trình tự do tài chính sớm.

1. Tự do tài chính cá nhân

Để hiểu đơn giản thì khi bạn đi làm tạo ra thu nhập chính và thu nhập đó đủ để bạn trang trãi hết các chi phí thì bạn đã đạt được độc lập tài chính, nhưng nếu xảy ra sự cố ngoài ý muốn thì trong một thời gian ngắn tình hình tài chính cá nhân của bạn sẽ ngay lập tức bị đảo lộn.

Tự do tài chính là việc bạn thoải mái chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân và gia đình mà không còn phụ thuộc vào một nguồn thu nhập chính từ đi làm nào nữa. Khi đó, việc tận dụng các hiểu biết về lãi kép, xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân chính là chìa khóa giúp bạn tận hưởng cuộc sống.

2. Hiểu biết tầm quan trọng của xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân từ sớm

Lãi kép chính là chìa khóa giúp bạn nhanh chóng đạt được tự do tài chính, và việc hiểu tầm quan trọng của xây dựng tài chính cá nhân sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống. Điều này là thứ mà rất nhiều người bây giờ ước được biết từ sớm và đây cũng là một hạn chế trong quá trình đào tạo con người lâu nay, chúng ta chỉ dạy công thức đơn thuần mà không lồng kép được tầm quan trọng của việc kết hợp nó với đời sống thực tiễn;

Xây dựng kế hoach tài chính cá nhân đơn giản là liệt kê danh sách những mục tiêu ngắn hạn dài hạn bạn muốn đạt được, cùng với những khoản mục chi tiêu tiền của bạn để đạt được mục tiêu đó.

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết 'KÉ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN CỦA BẠN Bạn muốn tiết kiệm và đầu tư cho vấn để gì? Khi nào đạt được? Mua nhà Mua Xe hơi Cho con du học -Có thời gian nghi hưu thoải mái -Lo cho con cái, gia đình Dự phòng lúc ốm đau, bệnh tật'

Việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trình bày thì có thể hơi dài, nhưng hiểu đơn gian chỉ là việc bạn đưa ra mục tiêu, sau đó quản lý chi tiêu và đầu  tư để nhanh nhất đạt được nó. Như vậy, ở đây có hai phần chính là “tiết kiệm-save”“đầu tư – investment”, và các bạn hiểu nôm na là muốn sớm đạt được tự do tài chính thì phải biết hạn chế các khoản chi không cần thiết để tăng tiết kiệm và phải cố tạo khoản đầu tư lớn hơn để mang lại lợi ích nhiều hơn trong tương lai.

Ở góc độ website tài chính, tôi sẽ có thể giúp các bạn ở mục làm sao để đầu tư mang lại hiệu quả tốt hơn, còn về tiết kiệm các bạn nên tự mình trãi nghiệm. Để đầu tư tốt hơn cần:

  • Thứ nhất, trước khi đầu tư phải hiểu về quy luật đánh đổi rủi ro và lợi nhuận
  • Thứ hai, phải biết đa dạng hóa đầu tư – phân bổ tài sản đầu tư
  • Thứ ba, hiểu về thời gian và kết quả đầu tư. Thời gian không chỉ giúp bạn có sự đo lường tốt trong phân bổ tài sản đầu tư mà còn giúp bạn tận dụng được sức mạnh lãi kép.
  • Cuối cùng, hiểu sơ về các công thức tài chính có thể giúp bạn thuận tiện hơn, tự tin hơn;

3. Một số công thức tài chính áp dụng cho tài chính cá nhân

– Lãi kép – “kỳ quan thứ 8 của nhân loại”: Công thức giản lược của lãi kép

Giá trị cuối cùng = Giá trị ban đầu * (1 + r)^n

Trong đó: 

r: lãi suất  hoặc tỷ lệ tăng trưởng tài sản

n: số kỳ tương ứng

Ví dụ: Lão Trịnh đầu tư vào năm 25 tuổi với số vốn ban đầu là 50 triệu đồng, lợi nhuận hàng năm là 15% thì 60 tuổi sẽ có bao nhiều tiền?

Đáp án:  Số tiền đầu tư Lão Trịnh đạt được là = 50 triệu * (1+15%)^35 = 6,658.77 triệu đồng. Mẫu chốt ở đây là đầu tư phải sớm để có số kỳ dài và đặc biệt phải duy trì lời đều 15%/năm;

– Công thức tính giá trị tiền tích lũy định kỳ

+ Dòng tiền phát sinh cuối mỗi kỳ không đều

Không có mô tả ảnh.

(*) Nếu  là dòng tiền phát sinh đầu kỳ thì FV’ = FV * (1+r)

+ Dòng tiền phát sinh cuối mỗi kỳ bằng nhau

Không có mô tả ảnh.

(*) Nếu  là dòng tiền phát sinh đầu kỳ thì FV’ = FV * (1+r)

Ví dụ: Anh Lão Trịnh đi làm từ năm 25 tuổi, cứ mỗi tháng ảnh trích tiền lương ra 1 triệu để mua chứng chỉ quỹ trái phiếu với lãi suất hàng năm 10%, vậy hỏi năm 60 tuổi ảnh có bao nhiêu tiền?

Trả lời: Đây là bài toán dòng tiền đều cuối kỳ vì sau khi nhận lương cuối tháng ảnh mới đi đầu tư vào CCQ, nên chúng ta áp dụng  công thức trên sẽ được. Chú ý 10%/năm => r = 0.83%/tháng vì dòng tiền theo tháng; sô kỳ n = số năm x 12 = 35 *12 = 420

Giá trị tiền cuối cùng = 1 triệu * ((1+0.83%)^420 – 1)/0.83% = 3,796.6 triệu đồng.

(*) Trong exel chúng ta dùng hàm FV(rate, nper, pmt [, pv] [, type])

– Bài toán cần tiết kiệm thế nào để đạt được mục tiêu tài chính?

Ví dụ: Câu hỏi đặt ra là, Lão Trịnh muốn có 1 triệu USD vào năm 60 tuổi, vậy mỗi tháng cần bớt cafe để tiết kiệm dư ra và đầu tư bao nhiêu? Giả định mua CCQ lãi suất 10%/năm và năm nay Lão 25 tuổi;

Trà lời: Thật ra đây là bài toán ngược của bài toán ở trên, tức là tính A, về toán học thì không cần phải trình bày, mọi người đảo lại công thức tìm A là xong. Nếu dùng excel thì áp dụng công thức PMT(rate, nper, pv, fv, type);

Số tiền cần tiết kiệm hàng tháng là = (1 triệu USD * (10%/12)) / ((1+ (10%/12))^420 – 1) = 263.4$ ~ hơn 6 triệu VND

(chắc nhịn ăn luôn chứ bớt cafe kiểu gì)

Như vậy, vấn đề ở đây chính là tham vọng 1 triệu USD có cao quá không vì phải tiết kiệm 6 triệu/tháng thì sao mà có khi lúc mới 25 tuổi. Do đó, chúng ta chỉ còn cách là tăng tỷ lệ lợi nhuận lên thì số tiền tiết kiệm sẽ ít lại (ví dụ, nếu trung bình 15% thì sô tiền cần chỉ hơn 1.5 triệu/tháng) => Vậy thì phải cố mà đầu tư tốt hoặc là tìm ai đó giỏi giúp bạn.

Có thể là hình ảnh về văn bản

Nguồn: Lão Trịnh

 

Tags: ,,