Hoạt động cho vay ký quỹ (margin) và những điều cần lưu ý

Hiện tại nghiệp vụ cho vay ký quỹ (margin) đã quá quen thuộc với NĐT và với các thành viên chứng khoán, nên chắc không phải là thông tin mới. Tuy nhiên, mình vẫn xin trình bày lại để ai nghiên cứu về vấn đề này có thêm kiến thức và có thể áp dụng khi set up một sự vận hàng mới.

1. Văn bản căn cứ

Các thông tin về hoạt động margin căn cứ vào các văn bản sau đây:

– Luật chứng khoán 2006 và luật chứng khoán sửa đổi bổ sung năm 2010 (tại đây).

– Nghị định 86/2016 của Chính phủ (tại đây)

– Nghị định 151/2018 của chính phủ (tại đây)

– Quyết định số 637/QĐ-UBCK năm 2011 – đã hết hiệu lực (tại đây)

– Quyết định số 87/QĐ-UBCK năm 2017 (tại đây)

2. Các nội dung cơ bản và quan trọng về quy định cấp margin

Theo NĐ 86/2016:

– Công ty chứng khoán để được áp dụng hoạt động margin thì cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 8:

+ Có nghiệp vụ môi giới và chủ sở hữu công ty chấp thuận cho phép giao dịch ký quỹ.

+ Không trong các diện cảnh báo, kiểm soát, giải thể…

+ Không có lỗ lũy kế >= 50% vốn điều lệ, tính theo báo cáo bán niêm hoặc báo cao năm gần nhất đã được kiểm toán (Nội dung này đã được sửa đổi theo NĐ 151/2018).

+ Tỷ lệ nợ không lớn hơn 3 lần vốn chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu không được thấp hơn vốn pháp định sau khi trích lập đầy đủ các khoản dự phòng (bỏ tiêu chuẩn này được thay NĐ 151/2018).

+ Tỷ lệ vốn khả dụng >=180% trong 12 tháng liên tục tính từ ngày xin cấp margin.

+ Có hệ thống giao dịch, quy trình quản trị rủi ro đáp ứng quy định.

Theo nghị định 151/2018:

– Chi tiết tại điểm b khoản 2 điều 14, đã bãi bỏ điểm c và d của Điều 1 Khoản 8 trong Nghị Định 86/2016, qua đó:

+ Bỏ quy định “Công ty có lỗ lũy kế dưới 50% vốn điều lệ vẫn không thể cho vay ký quỹ“, miễn là đáp ứng các tiêu chuẩn khác trong nghị định 86/2016.

+ Bỏ quy định về “tỷ lệ nợ cao gấp 3 lần vốn chủ sở hữu và vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn pháp định sau khi chính lập dự phòng“.

=> Điều này có thể thấy, các công ty bị lỗ lũy kế vẫn có thể cho vay ký quỹ, miễn là đáp ứng được các tiêu chuẩn về vốn khả dụng và các quy định về điều kiện khác.

3. Về các hạn mức giao dịch ký quỹ:

Trước khi đi tìm hiểu về các tỷ lệ giới hạn của HĐ giao dịch ký quỹ, các bạn cần hiểu rõ về khái niệm an toàn vốn của công ty chứng khoán được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư số 87/2017/TT-BTC (tại đây)

Tỷ lệ vốn khả dụng = Vốn khả dụng/tổng giá trị rủi ro

Trong đó:

+ Vốn khả dụng là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng 90 ngày

+ Tổng giá trị rủi ro = giá trị rủi ro thị trường + giá trị rủi ro thanh toán + giá trị rủi ro hoạt động

Điều này là quan trọng, vì đây là một tỷ số các công ty phải đáp đứng đầy đủ và luôn phải tuân thủ trong quá trình phát triển nghiệp vụ margin (thay vì các quy định được bãi bỏ về lỗ lũy kế hay tỷ lệ nợ).

Về hạn mức giao dịch ký quỹ được quy định trong Quyết định 637/QĐ-UBCK năm 2011 (tại đây) và được thay thế bởi quyết định 87/QĐ-UBCK năm 2017 (tại đây) trong đó có những nội dung quan trọng sau: 

– Điều 4 chỉ rõ công ty trước khi thực hiện ký quỹ phải đáp ứng các điều kiện ký quỹ được UBCK quy định (không nhắc lại nữa)

Khách hàng giao dịch ký quỹ:

+ KH giao dịch ký quỹ thì cũng như hoạt động vay nợ thông thường là phải đủ năng lực pháp lý và phải ký HĐ giao dịch KQ.

+ Công ty chứng khoán không được cho các thành phần liên quan vay (HĐQT, Tổng giám độc, giám đốc, KTT, KS…nhưng người do HĐQT phê) => nói tóm lại không thể tự cho mình vay được.

+ Không cho các đối tượng vi phạm nghiệp vụ này vay (khỏi bàn), không có đủ năng lực tài chính (phá sản, giải thế…)

+ Khách hàng có thể dùng tiền, chứng khoán hiện hữu, chứng khoán chờ về, chứng chỉ quỹ…trong tài khoản chứng khoán của mình làm tài sản đảm bảo.

Về hợp đồng giao dịch ký quỹ thì có nhiều vấn đề, đã được quy định trong Điều 9 quyết định đính kèm, mọi người đọc thêm. Tuy nhiên cần lưu ý vài điểm:

+ Cần quy định rõ tỷ lệ ký quỹ ban đầu, ký quỹ duy trì => Mục đích làm căn cứ xử lý khi phát sinh sau này.

+ Thời hạn, phương thức thanh toán khi yêu cầu bổ sung thế chấp => quan trọng để tranh kiện tụng khi CTCK xử lý bán CK khi điều kiện chứng khoán bất lợi.

+ Thời hạn hợp đồng và lãi suất cho vay cần công khai mình bạch cho KH.

– Chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ:

+ Chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ thì phải niêm yết >= 6 tháng, không bị tạm ngừng giao dịch, kiểm soát hay hủy niêm yết, và không lỗ căn cứ trên BCTC kiểm toán gần nhất.

+ Dĩ nhiên công ty chứng khoán không được cho vay margin với chính cổ phiếu công ty, công ty mà công ty Ck sở hữu hơn 50% vốn hoặc công ty mà công ty đang bão lãnh phát hành trong vòng 6 tháng gần nhất. Ngoài ra thì cũng không được cho người nước ngoài vay ký quỹ margin.

– Hạn mức cho vay ký quỹ:

+ Tổng dư nợ cho vay ký quỹ phải <= 200% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán, theo BCTC kiểm toán (không quá 6 tháng).

+ Tổng mức cho vay giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán đối với một khách hàng không được vượt quá 3% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán;

+ Tổng dư nợ cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán đối với một loại chứng khoán không được vượt quá 10% vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán;

Tổng số chứng khoán cho vay giao dịch ký quỹ của một công ty chứng khoán không được vượt quá 5% tổng số chứng khoán niêm yết của một tổ chức niêm yết.

+ Thời hạn các khoản vay giao dịch ký quỹ do công ty chứng khoán và khách hàng thỏa thuận trong Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ nhưng không quá ba (03) tháng tính từ ngày thực hiện giải ngân khoản vay, có thể gia hạn thêm tối đa 3 tháng nếu có văn bản đề nghị của KH.

+ Lãi suất cho vay giao dịch ký quỹ được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa công ty chứng khoán và khách hàng và theo quy định của pháp luật liên quan;

+ Chú ý chút, trường hợp chứng khoán không còn nằm trong danh sách giao dịch ký quỹ thì không được cho vay mới với chứng khoán này và cũng không được dùng nó làm tài sản thực trên TK ký quỹ, nhưng vẫn được xem là TSĐB cho khoản vay ký quỹ đã ký trước đó (trừ khi có thỏa thuận khác)

– Quy định về thế chấp và tài sản thế chấp

Tỷ lệ ký quỹ ban đầu do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 50%.

Tỷ lệ ký quỹ duy trì do công ty chứng khoán quy định nhưng không được thấp hơn 30%.

+ Trường hợp tỷ lệ ký quỹ của khách hàng giảm xuống thấp hơn tỷ lệ ký quỹ duy trì, công ty chứng khoán sẽ phát hành lệnh gọi ký quỹ bổ sung gửi tới khách hàng theo các phương thức liên hệ được thoả thuận trong Hợp đồng mở tài khoản ký quỹ. Khách hàng có nghĩa vụ bổ sung tài sản thế chấp trong thời hạn theo yêu cầu của công ty chứng khoán nhưng không quá ba (03) ngày làm việc.

Kể từ khi nhận được lệnh gọi ký quỹ bổ sung (qua phương thức thỏa thuận trên HĐ), khách hàng phải thực hiện việc bổ sung tài sản thế chấp để tối thiểu đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì, mức cụ thể do công ty chứng khoán quy định và việc bổ sung tài sản thế chấp được thực hiện dưới các hình thức sau:

    ++ Bổ sung tài sản thế chấp bằng chứng khoán, giá trị chứng khoán ký quỹ bổ sung được tính theo công thức sau:

   ++ Ký quỹ bổ sung bằng tiền được xác định theo công thức sau:

+ Xử lý tài sản thế chấp (quy định tại điều 19):

++ Công ty chứng khoán phải bán chứng khoán thế chấp trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng khi khách hàng không bổ sung hoặc bổ sung không đầy đủ tài sản thế chấp trong thời hạn theo lệnh gọi ký quỹ bổ sung.

+++ Trường hợp khách hàng không bổ sung hoặc chỉ bổ sung một phần tài sản thế chấp, tùy thuộc vào giá trị tài sản thế chấp cần bổ sung còn lại nhỏ hơn hoặc lớn hơn tổng giá trị chứng khoán có trên tài khoản giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán được thực hiện bán giải chấp một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán ký quỹ;

+++ Trước khi thực hiện lệnh bán giải chấp chứng khoán ký quỹ, công ty chứng khoán có trách nhiệm thông báo cho khách hàng. Công ty chứng khoán có trách nhiệm gửi cho khách hàng bảng sao kê kết quả giao dịch bán giải chấp chứng khoán ký quỹ.

++ Trường hợp tổng tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ của khách hàng sau khi bán giải chấp không đủ bù đắp dư nợ ký quỹ, và khách hàng không thực hiện việc thanh toán phần nợ vay còn lại theo thỏa thuận tại Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán thực hiện việc thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận trong Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ và theo quy định của PL.

Nguồn: LT

Tags: ,