Kết quả của việc mua cổ phiếu các NHTM nhà nước lúc lên sàn tới tháng 3/2019

Ở Việt Nam quan niệm việc đầu tư các số tiền dư dả là cứ phải gửi tiết kiệm vào ngân hàng, đây là một suy nghĩ lối mòn và đã không giúp cho đồng tiền của họ sinh sôi một cách mạnh mẽ. Vậy thì để có bằng chứng thuyết phục hơn và giúp mọi người thay đổi quan điểm về việc gửi tiết kiệm, cũng như có thêm kênh đầu tư mang lại lợi nhuận lớn thì hôm nay tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy về tương quan giữa việc bạn gửi tiết kiệm và đầu tư mua cổ phiếu các NHTM nhà nước.

Tình huống giả định

  • Bạn là nam hiện nay đang 30 tuổi, đang có dư 100 triệu đồng muốn để giành khi nghỉ hưu tiêu sài và phân vân nên đầu tư vào chứng khoán hay gửi tiết kiệm?
  • Bạn nhận được một sự tư vấn là hãy mua các cổ phiếu tốt trên sàn chứng khoán và giữ đó dài hạn (cổ phiếu tốt ở đây đơn giản nhất là mua cổ phiếu thuộc chỉ số VN30, tức là bộ chỉ số đại diện cho các cổ phiếu vốn hóa lớn trên sàn chứng khoán).
  • Bạn cũng chưa hiểu nhiều về chứng khoán và quyết định thay vì gửi tiền vào ngân hàng thì mua các cổ phiếu ngân hàng lớn kể từ khi nó niêm yết và không quan tâm tới thị trường.

Và sau đây là kết quả so sánh nhận được khi mua cổ phiếu các NHTM nhà nước từ khi nó niêm yết (tính đến tháng 3/2019).

– Kết quả khi gửi tiết kiệm và đầu tư nắm giữ cổ phiếu VCB tới tháng 3/2019.

Vậy là nếu mua cổ phiếu VCB từ lúc mới lên sàn, ngay khi thị đạt đỉnh của khủng hoảng thì đến bây giờ tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư VCB mang lại vẫn cao hơn nếu gửi ngân hàng.

  • Đầu tư VCB từ tháng 6/2009 đến 3/2019 đạt lợi nhuận = 291.4 triệu đồng
  • Gửi tiết kiệm lãi suất 10%/năm từ tháng 6/2009 đến 3/2019 đạt lợi nhuận = 261.9 triệu đồng

Đây là kết quả cho thấy việc mua VCB ngay lúc thị trường đạt đỉnh khủng hoảng và giá VCB cũng được định giá cao. Vậy nếu chỉ cần mua vào các năm 2010 hay 2011 thì chắn lợi nhuận đã lớn hơn nhất nhiều.

– Kết quả khi gửi tiết kiệm và đầu tư nắm giữ cổ phiếu BID tới tháng 3/2019.

Vậy là nếu mua cổ phiếu BID từ lúc mới lên sàn thì đến bây giờ tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu BID mang lại vẫn cao hơn nếu gửi ngân hàng.

  • Đầu tư BID từ tháng 2/2014 đến 3/2019 đạt lợi nhuận = 273.7 triệu đồng
  • Gửi tiết kiệm lãi suất 10%/năm từ tháng 2/2014 đến 3/2019 đạt lợi nhuận = 165.9 triệu đồng

Bài học rút ra là đầu tư cổ phiếu vẫn có thể mang lãi lợi nhuận cao hơn nhiều so với gửi tiết kiệm, đặc biệt là trong giai đoạn 2014 đến nay lãi suất không thể bằng được 10%/năm như giả định.

Bài học tiếp theo là việc đầu tư BID hiệu quả hơn nhiều so với VCB chỉ đơn giản vì khi bạn mua cổ phiếu VCB thị trường đã được nhiều chuyên gia dự báo là bong bóng khi mà đám đông liên tục mua đẩy giá cổ phiếu lên cao. Bài học rút ra “hãy đi ngược đám đông”.

– Kết quả khi gửi tiết kiệm và đầu tư nắm giữ cổ phiếu CTG tới tháng 3/2019.

Vậy là nếu mua cổ phiếu CTG từ lúc mới lên sàn và ngay đỉnh chứng khoán, thì đến bây giờ tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu CTG mang lại thấp hơn gửi ngân hàng.

  • Đầu tư CTG từ tháng 7/2009 đến 3/2019 đạt lợi nhuận = 125.1 triệu đồng
  • Gửi tiết kiệm lãi suất 10%/năm từ tháng 7/2009 đến 3/2019 đạt lợi nhuận = 261.8 triệu đồng

Bài học rút ra là nếu mua cổ phiếu lúc khủng hoảng thì có thể lợi nhuận mang lại sẽ không bằng việc gửi tiết kiệm. Đặc biệt là việc bạn lại chọn sai cổ phiếu để đầu tư.

Bài học tiếp theo là bạn nên tham vấn thêm những chuyên gia để có cách đánh giá đúng đắn hơn về thị trường và cổ phiếu trước khi đầu tư.

– Kết quả khi gửi tiết kiệm và đầu tư nắm giữ cổ phiếu MBB tới tháng 3/2019.

Vậy là nếu mua cổ phiếu MBB từ lúc mới lên sàn tại lúc thị trường chứng khoán ảm đạm, thì đến bây giờ tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu MBB mang lại cao hơn nhiều so với gửi ngân hàng.

  • Đầu tư MBB từ tháng 11/2011 đến 3/2019 đạt lợi nhuận = 362.0 triệu đồng
  • Gửi tiết kiệm lãi suất 10%/năm từ tháng 11/2011 đến 3/2019 đạt lợi nhuận = 207.5 triệu đồng

Bài học rút ra là nếu mua lúc mà thị trường ảm đạm, chứng khoán giảm mạnh và không hấp dẫn đa số nhà đầu tư, thì mua và nắm giữ doanh nghiệp tốt sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận vượt trột so với gửi tiết kiệm.

Tổng kết

Khi so sánh việc gửi tiết kiệm và mua cổ phiếu các NHTM nhà nước bất chấp mua thời kỳ khủng hoảng hay là tăng trưởng thì trong dài hạn việc đầu tư vào chứng khoán vẫn mang lại lợi nhuận trung bình cao hơn gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, trong bốn trường hợp đầu tư vẫn có trường hợp lợi nhuận từ chứng khoán thua gửi tiết kiệm là do bạn mua đúng lúc đỉnh khủng hoảng thì xác suất bạn thua sẽ cao hơn. Và trong trường hợp đầu tư vào cổ phiếu BID và MBB (chưa chắc là cổ phiếu tốt nhất) nhưng bạn mua khi thị trường ảm đạm và tăng trưởng thì cơ hội thắng của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

Cuối cùng là, việc đầu tư chứng khoán cũng có tính thanh khoản cao, bạn có thể bán bất kể lúc nào mà không lo bị mất tiền lãi (ví dụ gửi tiết kiệm 1 năm mà tất toán trước hạn thì mất lãi). Chứng khoán được nhà nước quy định bằng luật pháp rất chặt chẽ, bảo vệ nhà đầu tư ở mức tối đa. Hãy bắt trước các triệu phú trên thế giới phân bổ và tạo nhiều nguồn thu nhập cho bản thân.

Nguồn: Lão Trịnh

Tags: