Khủng hoảng toàn cầu có thể xảy ra vào năm 2020 bởi những nguyên nhân sau đây

Gã không lồ phố Wall là Lehman Brothers đã đệ đơn xin phá sản vào ngày 15 tháng 9 năm 2008, gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nghiêm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái. Sự sụp đổ của Lehman không phải diễn ra trong ngày một ngày hai mà nó đã được cảnh báo trong một quãng thời gian dài, với tài sản hơn 680 tỷ USD nhưng chỉ được tài trợ bởi 22.5 tỷ USD vốn chủ sở hữu vào thời điểm đó, một mức đòn bẩy quá khủng khiếp.

Một thập kỷ sau, nhiều nền kinh tế phát triển đang cố gắng xây dựng một hệ thống phát triển bền vững, người ta hy vọng rằng lĩnh vực ngân hàng và các nhà quản lý ngân hàng sẽ học được những bài học từ những gì đã sảy ra trong quá khứ.

Sau cuộc khủng hoảng, nhiều chính sách kích thích kinh tế được đưa ra, trong đó chủ yếu xoay quay việc cắt giảm lãi suất hoặc tăng chi tiêu công. Tuy nhiên, với tình trạng chủ nghĩa dân tộc lên ngôi, hàng loạt chính sách kinh tế mới đang đe dọa trật tự thương mại toàn cầu sẽ là nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng mới, trong khi đó thế giới vẫn chưa đủ thời gian để hàn gắn các vết thương trong quá khứ. Không chỉ vậy, nhiều mối nguy cơ khác cũng đang là mối lo cho các chuyên gia kinh tế, trong đó nổi bật nhất gồm có 6 rủi ro đang đe dọa nền kinh tế toàn cầu như sau:

1. Nợ

Nợ toàn cầu gần đây đã đạt mức cao kỷ lục 225% GDP toàn thế giới, lên đến 164 nghìn tỷ đô la Mỹ. Thế giới ngày càng nợ nhiều hơn so với mức đỉnh trước đó trong năm 2009, tỷ lệ nợ của các nước phát triển cao hơn bất cứ khi nào kể từ sau Thế chiến II.

Điều này đang buộc các quốc gia có thâm hụt ngân sách lớn phải trả lãi nhiều hơn để trang trải các khoản chi tiêu của họ. Và nếu họ không thể giảm thâm hụt, họ sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết ngay cả suy thoái kinh tế nhẹ nhất. Do đó, chủ tịch IMF gần đây đã cảnh báo các quốc gia nên tranh thủ lúc kinh tế còn tốt để cải thiện hệ thống ngân hàng và tối đa tính linh hoạt của tỷ giá.

Bảng: thâm hụt tài chính của nhóm G20 vào năm 2017

Liên hệ với Việt Nam, tình trạng thâm hụt ngân sách cũng đang là một vấn đề được khá nhiều chuyên gia quan tâm và Chính phủ cũng đang tìm nhiều biện phát để khống chế không cho nợ công vượt qua ngưỡng 65% GDP như Quốc Hội đề ra. Số liệu mới nhất của Bộ Tài chính cho thấy nợ công nước ta giảm xuống mức 61,3% GDP năm 2017 từ mức 63,6% GDP của năm 2016, thấp hơn con số 62,6% GDP ước tính trước đó.  Đặc biệt, nợ công ước tính đến ngày 31/12/2018 dự kiến đạt khoảng 61,4% GDP, xa dần mức trần 65% GDP và tiến gần đến mức an toàn là 60% GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia cũng dưới ngưỡng 50% (ở mức 49,7% GDP).

2. Các thị trường đang phát triển

Các nhà đầu tư thận trọng đã bán mạnh tài sản ở các thị trường mới nổi, dòng tiền vào các nước này giảm mạnh xuống còn 2,2 tỷ USD trong tháng 8/2018 so với mức cao 13,7 tỷ USD trong tháng 7/2018. Dòng tiền rút ra đã gây ra những tệ hại cho các đồng tiền của các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Argentina. Hơn nữa, đồng USD mạnh hơn và tiếp tục sẽ mạnh hơn khi các nhà đầu tư quay lại đầu tư vào trái phiếu kho bạc Mỹ với lãi suất cao và các tài sản bằng đô la khác. Những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến thương mại quốc tế, điều này là nghiêm trọng và sẽ có xu hướng truyền dẫn đến các nền kinh tế khác.

Việt Nam là một trong những quốc gia cũng chịu tác động chung với vấn đề này, mặc dù chưa có thống kê về giá trị NĐT rút ròng, tuy nhiên thực trạng kể từ khi lãi suất và đồng tiền USD mạnh lên, lượng NĐT nước ngoài bán ròng trên thị trường chứng khoán đã gia tăng đáng kể.

3. Thương mại

Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một rủi ro địa chính trị rất lớn. Hai quốc gia này có tổng số nợ cao nhất thế giới, tương ứng với 48,1 nghìn tỷ USD và 25,5 nghìn tỷ USD. Bất kỳ sự suy giảm kinh tế nào của họ hoặc một cuộc chiến bảo hộ nào cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề thương mại và có thể khiến thị trường tài chính toàn cầu rơi vào một kịch bản tồi tệ.

Mỹ và Trung Quốc mới bước đầu bước vào giai đoạn căng thẳng thương mại nhưng cũng đã khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm hơn 20% trong năm 2018. Điều này cũng tác động lớn đến trung tâm tài chính Hồng Kong, kéo chỉ số này giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 14 tháng gần đây. Sự truyền dẫn đã sớm lan rộng trên toàn cầu, trong đó cả các nền kinh tế mới nổi đã quay cuồng trong cuộc căng thẳng thương mại nói trên.

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng mạnh mẽ từ cuộc chiến của hai cường quốc kinh tế này, và lẽ dĩ nhiên cơ hội và khó khăn cũng sẽ bủa vây Việt Nam. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong ngắn hạn Việt Nam có thể hưởng lợi từ cuộc chiến này, tuy nhiên nếu cuộc chiến ngày càng ở mức khốc liệt hơn thì những rủi ro của nó sẽ xóa sạch những cơ hội mà chúng ta có thể tận dụng được.

4. Ngân hàng

Sau hậu quả của Lehman Brothers, các ngân hàng lớn của thế giới đã chuyển từ phụ thuộc vào các khoản vay ngắn hạn qua xây dựng một nguồn vốn lớn hơn để giúp họ vượt qua một cuộc khủng hoảng tín dụng khác (ví dụ như Basel III được hình thành năm 2010). Mặc dù vậy, nhiều ngân hàng nhỏ khác vẫn có vẻ dễ bị tổn thương – đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ý trong những năm gần đây. Đó là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng các quy định hiện tại vẫn không đủ để bảo vệ toàn bộ hệ thống.

Đặc biệt là các tổ chức núp bóng ngân hàng – về cơ bản là các tổ chức tài chính không phải ngân hàng, chẳng hạn như các công ty bảo hiểm hoặc quỹ phòng hộ, các công ty cho vay tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ cho vay như ngân hàng. Điều này là thực sự nguy hiểm và đã được chứng minh từ cuộc khủng hoảng trước đó, các tổ chức này không bị nhiều ràng buộc như các ngân hàng.

Ví dụ, một nghiên cứu của các nhà kinh tế Mỹ năm 2017 cho thấy thị phần của các tổ chức núp bóng ngân hàng đang tăng mạnh trong lĩnh vực vay thế chấp nhà ở, tăng từ 15% năm 2007 lên 38% vào năm 2015. Điều này cũng trở thành rất kinh khủng khi 75% số người vay theo hình thức này hầu hết là người có thu nhập thấp hoặc là những người vay có rủi ro. Các tổ chức núp bóng ngân hàng ở Trung Quốc mới là vấn đề đáng quan tâm, mức cho vay hơn 15 ngàn tỷ USD và chiếm hơn 130% GDP. Trong khi đó, sự lo sợ đỗ vỡ đang giúp gắn kết các tổ chức này lại và thúc đẩy họ ngày càng linh hoạt hơn trong tiêu chuẩn bảo lãnh của họ.

Ở Việt Nam thì hình thức cho vay tiêu dùng của các tổ chức tài chính cũng đang là mối quan tâm lớn với các chuyên gia ngân hàng, khi mà các tổ chức này không chịu nhiều ràng buộc về tỷ lệ cho vay, dự phòng, quy định các khoản vay…mà lại tập trung nhiều vào các khách hàng có thu nhập trung bình thấp và có rủi ro vay nợ cao. Điều này nếu không được kiểm soát sớm có thể khiến cho mức độ nợ xấu tăng nhanh và ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng chung.

5. Các mối nguy hiểm trên không gian mạng

Một số nhà phân tích cũng lo ngại rằng cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo có thể được kích hoạt bởi các cuộc tấn công trên mạng vào hệ thống tài chính kỹ thuật số và kết nối liên quốc gia ngày nay. Điều này đã liên tục được xếp hạng là mối quan tâm số một của những người được khảo sát về những Rủi ro Hệ thống của Tổ chức Lưu ký Tín thác toàn cầu kể từ khi các cuộc thăm dò được bắt đầu vào năm 2013.

Nói chung, bất chấp những nỗ lực để tăng cường bảo vệ hệ thống tài chính, nó vẫn có vẻ không an toàn. Thật không may là mặc dù thế giới đang tìm mọi cách để xoay sở và ứng phó với cuộc khủng hoảng tiếp theo, thì gần như những nổ lực của họ cũng chưa đủ để có thể ngăn chặn triệt để được các mối nguy hại đang hiện hữu.

6. Biến đổi khí hậu và làn sóng di cư

Sự thay đổi khí hậu đã diễn ra ngày càng nhanh và trầm trọng hơn trong thập kỷ gần đây, sự nóng lên toàn cầu, hiện tượng băng tan, hạn hán, lũ lụt, cháy rừng …đang làm thay đổi môi trường sống của rất nhiều con người. Rất nhiều vùng đất sẽ trở nên khó có thể sống, dẫn đến một làn sóng di cư rộng trên toàn cầu, điều này cơ bản sẽ gây nên các bất ổn về dân tộc về tình hình nhập cư và đe dọa sự phát triển bền vững của các quốc gia.

Tóm lại, khủng hoảng là quy luật bất biến trong nên kinh tế, tuy nhiên ở mức độ nào đó con người sẽ cố gắng làm giảm đi mức độ nghiêm trọng cả về thời gian lẫn mức độ thiệt hại. Mặc dù các quốc gia vẫn đang cố gắng xoay chuyển và bảo vệ hệ thống tài chính của riêng mình, nhưng cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy ra có thể nằm ngoài những kiểm soát đó.

Theo JP Morgan dự báo thì cuộc khủng hoảng tiếp theo khả năng cao sẽ xảy ra trong năm 2020 (lúc tôi 30), chúng ta chỉ có thể chuẩn bị mọi biện pháp cần thiết để ứng phó và hi vọng nó không quá trầm trọng như đã từng xảy ra trong năm 2008.

Nguồn: WEF and LT

Tags: