Trong thế giới hội nhập, hoạt động thu hút đầu tư và đầu tư ra nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến hơn. Việt Nam đang là một trong số ít quốc gia duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 2 thập kỷ qua và là điểm đến của rất nhiều nguồn vốn FDI – FII. Bên cạnh đó, nhu cầu tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư ra nước ngoài cũng ngày một nhiều, do đó bài viết này sẽ đi tìm hiểu về vấn đề này.
1. Quy định về hành lang pháp lý khi đầu tư ra nước ngoài?
– Quy định tại Chương V – Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
+ Nhà nước khuyến khích đầu tư ra nước ngoài
+ Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật Đầu tư, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
– Các hình thức đầu tư ra nước ngoài
+ Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
+ Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
+ Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài (Quy định chi tiết tại NĐ 135/2015/NĐ-CP và NĐ 16/2019/NĐ-CP);
+ Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
– Các ngành nghề đầu tư ra nước ngoài bị cấm: Quy định tại Điều 53 – Luật đầu tư 2020
– Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện (Điều 54 Luật đầu tư)
+ Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm: Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Báo chí, phát thanh, truyền hình; Kinh doanh bất động sản.
+ Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề có điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Đầu tư được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài
+ Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
+ Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
+ Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định tại khoản 2 Điều này để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
– Chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài
+ Trên 20.000 tỷ đồng hoặc cơ chế đặc biệt thì phải Quốc Hội chấp thuận; Từ 800 tỷ-20.000 tỷ đồng thì Thủ tướng chấp thuận, nếu là ngành đặc biệt (ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông) thì Thủ tướng duyệt từ 400 tỷ-20.000 tỷ đồng; Các đối tượng khác thì không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
+ Hồ sơ thủ tục xin chấp thuận đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 57-58 của Luật đầu tư 2020.
– Quyết định đầu tư ra nước ngoài thì NĐT tự quyết định theo Quy định của Luật doanh nghiệp 2020 (Trừ DNNN).
– Thủ tục cấp và điều kiện cấp hồ sơ đầu tư ra nước ngoài
+ Sau khi NĐT đáp ứng các yêu cầu về vốn đầu tư, điều kiện đầu tư thì Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép.
+ Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Luật đầu tư. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
+ Trừ trường hợp đầu tư của DNNN, thì đối với các đối tượng khác phải nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ bao gồm: (1) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài; (2) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư; (3) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật Đầu tư; (4) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định tại khoản 3 Điều 60 của Luật Đầu tư; (5) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
+ Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
– Nghị định quy định cụ thể về hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Chương VI – Hoạt động đầu tư ra nước ngoài
– Vốn đầu tư ra nước ngoài được dùng để góp vốn, cho tổ chức kinh tế ở nước ngoài vay vốn, thanh toán tiền mua cổ phần, mua phần vốn góp, thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh (nếu có) để thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư (không bao khoảng d gồm Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài). Các khoản vốn đã chuyển ra nước ngoài, khi được thu hồi và chuyển về nước thì không tính vào vốn đã chuyển ra nước ngoài.
– Đối với các ngành, nghề ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
– Đối với ngành, nghề kinh doanh bất động sản quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 54 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư là doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp.
– Tài liệu xác định hình thức đầu tư ra nước ngoài
+ Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài quy định tạiđiểm b khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng với đối tác nước ngoài về việc đầu tư hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài.
+ Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó, nhà đầu tư nộp thỏa thuận, hợp đồng hoặc tài liệu khác xác định việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp kèm theo tài liệu về tư cách pháp lý của tổ chức kinh tế ở nước ngoài mà nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
+ Đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư quy định tạiđiểm đ khoản 1 Điều 52 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nộp tài liệu xác định hình thức đầu tư đó theo quy định của pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư.
- Nghị định 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Nghị định này quy định chi tiết về hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài (sau đây gọi là đầu tư gián tiếp ra nước ngoài).
– Phương thức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: (1) Tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; (2) Ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
– Hình thức đầu tư gián tiếp ở nước ngoài: Tổ chức tự doanh hoặc tổ chức nhận ủy thác có thể (1) Trực tiếp mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác ở nước ngoài; (2) Đầu tư thông qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, ủy thác đầu tư cho các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.
– Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác là ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp chỉ được tự doanh đầu tư, nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào công cụ đầu tư là trái phiếu, các công cụ trên thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định.
– Nguồn vốn để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
+ Tổ chức tự doanh (trừ ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp) được sử dụng ngoại tệ tự có trên tài khoản và ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam theo hạn mức tự doanh được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
+ Tổ chức ủy thác (trừ ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp) chỉ được sử dụng ngoại tệ tự có trên tài khoản để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác.
+ Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp tự cân đối nguồn ngoại tệ để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định về trạng thái ngoại tệ, các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
+ Nhà đầu tư không được sử dụng nguồn vốn vay bằng đồng Việt Nam từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mua ngoại tệ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
+ Nhà đầu tư không được sử dụng nguồn vốn vay ngoại tệ trong nước và nước ngoài để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
– Mở tài khoản để tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
+ Tổ chức tự doanh phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (không áp dụng đối với tổ chức tự doanh là công ty đầu tư chứng khoán và quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua công ty quản lý quỹ);
+ Trường hợp tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua công ty quản lý quỹ thì công ty quản lý quỹ phải mở 01 (một) tài khoản vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam tách biệt cho từng quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
– Mở tài khoản ngoại tệ để nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
+ Tổ chức nhận ủy thác phải mở 01 (một) tài khoản vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bằng ngoại tệ tại 01 (một) ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
+ Tổ chức nhận ủy thác phải quản lý tách biệt số tiền nhận ủy thác đầu tư của từng nhà đầu tư, quản lý tách biệt số tiền nhận ủy thác đầu tư của nhà đầu tư với số tiền tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
– Tổ chức tự doanh chỉ được chuyển vốn đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh. Tổ chức nhận ủy thác chỉ được chuyển vốn nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác.
- Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT quy định mẫu văn bản, báo cáo liên quan đến hoạt động đầu tư tại việt nam, đầu tư từ việt nam ra nước ngoài và xúc tiến đầu tư.
2. Quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với Công ty Quản lý Quỹ (nằm trong Nghị định 16/2019/NĐ-CP ở trên)
Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các tổ chức có điều kiện như Ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ…phải tuân thủ theo Luật đầu tư, Nghị định 31/2021/NĐ-CP, Nghị định 16/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định 135/2015/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.
- Điều kiện để chấp thuận cho phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
– Điều kiện để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
+ Để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài (không áp dụng đối với Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán);
+ Để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
– Để được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập được Bộ Tài chính chấp thuận và công bố theo quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng;
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước;
+ Có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
+ Tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật chuyên ngành về vốn, các chỉ tiêu an toàn tài chính, giới hạn đầu tư của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;
+ Có cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự để đảm bảo thực hiện tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Để được chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán có quy định cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
+ Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán đầu tư gián tiếp ra nước ngoài có quy trình nội bộ, cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài; đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của Bộ Tài chính.
Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, thì phải đáp ứng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 Nghị định 16/2019/ND-CP
+ Tài sản đầu tư ở nước ngoài của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán phải được lưu ký tại một tổ chức được cấp phép hoạt động lưu ký theo quy định pháp luật nước ngoài và đã ký hợp đồng lưu ký với ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát tại Việt Nam của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
- Công cụ đầu tư được phép đầu tư gián tiếp ở nước ngoài (Quy định từng thời kỳ)
– Tổ chức tự doanh, tổ chức nhận ủy thác được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các công cụ đầu tư sau đây:
+ Cổ phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở nước ngoài;
+ Chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán;
+ Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ và của các tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế: Standard & Poor’s, Moody’s Investors Service và Fitch Ratings.
– Hoạt động mua, bán chứng chỉ tiền gửi của tổ chức tự doanh là ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp thực hiện theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài với Công ty Chứng khoán, công ty QLQ, Công ty Bảo hiểm thuộc thẩm Quyền của Bộ Tài chính. Theo đó, Bộ tài chính quy định:
– Quy trình, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho tổ chức tự doanh là công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm;
– Xem xét cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thực hiện hoạt động tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
– Quy định chi tiết về hình thức, quy trình, thủ tục cấp, thu hồi văn bản chấp thuận cho phép đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức tự doanh là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán.
- Tỷ lệ đầu tư an toàn
Hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước phải đảm bảo tuân thủ tỷ lệ đầu tư an toàn theo quy định của Bộ Tài chính và pháp luật chuyên ngành.
- Quy định về hoạt động nhận ủy thác vốn để đầu tư ra nước ngoài
– Đối tượng được phép ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Tổ chức kinh tế chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức ủy thác đầu tư cho các tổ chức được phép nhận ủy thác đầu tư theo quy định.
– Nguyên tắc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
+ Thứ nhất là đầu tư vào công cụ được phép theo quy định
+ Việc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập thành hợp đồng ủy thác đầu tư, trong đó phải quy định rõ số tiền ủy thác, thời hạn ủy thác, công cụ đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các bên phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
+ Đồng tiền sử dụng để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải là ngoại tệ.
+ Trường hợp tổ chức tự doanh đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gián tiếp ra nước ngoài này còn hiệu lực, tổ chức tự doanh không được thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua tổ chức nhận ủy thác.
– Điều kiện để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
+ Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập bởi các tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính (không áp dụng đối với quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán)
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước.
+ Có tài liệu chứng minh về nguồn ngoại tệ trên tài khoản để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là ngoại tệ tự có.
+ Có phương án đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được cấp có thẩm quyền của tổ chức kinh tế (đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và tương đương) hoặc cấp có thẩm quyền khác thông qua theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
+ Hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản theo quy định
+ Tổ chức nhận ủy thác không được sử dụng vốn nhận ủy thác trái với mục đích, nội dung ủy thác được quy định tại hợp đồng ủy thác đầu tư và quy định.
+ Tổ chức nhận ủy thác không được ủy thác lại cho bên thứ ba ở trong nước.
+ Tổ chức nhận ủy thác được hưởng phí ủy thác trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
+ Tổ chức nhận ủy thác có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn tổ chức ủy thác thực hiện ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo đúng quy định tại Nghị định 16/2019/NĐ-CP.
– Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài
+ Có lãi trong 03 năm liên tục liền trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài được thể hiện trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán và không có ý kiến ngoại trừ trọng yếu theo quy định của Bộ Tài chính. Báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán độc lập do Bộ Tài chính chấp thuận và công bố theo quy định về kiểm toán độc lập đối với đơn vị có lợi ích công chúng (áp dụng với tổ chức nhận ủy thác là công ty quản lý quỹ).
+ Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế với ngân sách nhà nước;
+ Có quy định nội bộ về quản lý hoạt động nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, trong đó có nội dung về nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động nhận ủy thác để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài;
– Đăng ký hạn mức nhận ủy thác
+ Tổ chức nhận ủy thác phải đăng ký hạn mức nhận ủy thác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
+ Tổ chức nhận ủy thác chỉ được nhận ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký hạn mức nhận ủy thác bằng văn bản và chỉ được nhận ủy thác đầu tư trong hạn mức nhận ủy thác do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký.
Nguồn: Lão Trịnh