Mẫu hình đảo chiều V-sharp là gì?

Mẫu hình đảo chiều đáy V (V-shaped recovery) là một sự kết hợp giữa hai giai đoạn kinh tế, trước tiên là giai đoạn suy thoái giảm mạnh và sau đó tạo một cái máng hình chữ “V”, tiếp theo là một sự phục hồi nhanh chóng. Mẫu hình này có tính ứng dụng cả trong phân tích chu kỳ kinh tế (tăng trưởng GDP, sản lượng công nghiệp, tỷ lệ thấp nghiệp….) và trong phân tích kỹ thuật giá chứng khoán, hàng hóa và tiền tệ. Sở dĩ mẫu hình có tên gọi là “V-sharp recovery” là bởi vì hình dạng của nó giống chữ cái V, tương tự như các mẫu hình chứ U, W….

– Trong trường hợp V-sharp đối với chu kỳ kinh tế, thì sau khi suy thoái và tạo đáy chữ V thì có một sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh tế. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng và chi tiêu thúc đẩy sự hoạt động kinh tế phát triển.

– Còn trong phân tích kỹ thuật, đáy chữ V suất hiện sau một giai đoạn giảm mạnh, sau đó là một sự thay đổi lớn trong giao dịch, khối lượng tăng, giá tăng nhanh kèm các thông tin hỗ trợ tích cực .

Các loại mẫu hình tạo đáy theo hình dạng chữ cái

Trong thực tế, sự suy giảm và phục hồi ít khi diễn ra nhanh mà thường biến động khó lường, từ đó hình thành nên nhiều hình dạng khác nhau, trong đó có hình dạng chữ U, chữ W, chữ L, hay chữ J.

Vậy sự khác biệt giữa các mẫu hình này là là gì?

V-sharp là sự kết hợp giữa xu hướng giảm mạnh trước đó và sự phục hồi mạnh sau đó, tạo thành một góc nhọn ở đáy xu hướng. Xu hướng này thường xuyên xảy ra trong kinh tế khi có sự can thiệp của các tác nhân kỹ thuật, ví dụ như khi kinh thế giảm tốc mạnh do những nguyên nhân bất thường các NHTW sẽ giảm lãi suất hoặc bơm tiền, Chính phủ giảm thuế…kéo kinh tế phục hồi nhanh trở lại.

U-sharp được hình thành với thời gian dài hơn, và đáy mịn hơn so với V-sharp. Về cách hình thành thì cũng tương tự như chữ V, tuy nhiên sự can thiệp được điều tiết và thị trường cần thời gian để hấp thụ và phục hồi.

W-sharp recovery hay còn gọi là mẫu hình 2 đáy diễn ra khi kinh tế trượt vào suy thoái và sau đó tăng trở lại, tuy nhiên sự phục hồi không kéo dài và kinh tế lại giảm trở lại, đến cuối cùng là một sự phục hồi mạnh khác. Điều này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó quan trọng là sự phối hợp nhiều chính sách khác nhau, và các chính sách sau đó khắc phục hạn chế các chính sách trước để thúc đẩy kinh tế phát triển.

– L-sharp recovery hình thành sau một giai đoạn suy giảm từng bước, sau đó nền kinh tế tiếp tục trì trệ và đi ngang, sự phục hồi diễn ra rất chậm, đây là một loại suy thoái kinh tế khủng khiếp nhất.

– Ngoài ra còn có mẫu hình J-sharp recovery nhưng tôi xin không trình bày ở đây.

Ứng dụng trong PTKT chứng khoán

Nếu như mẫu hình W đã quá quen thuộc với mội trader thì mẫu hình chữ V vẫn còn nhiều xa lạ, vì độ tin cậy của nó dường như thấp hơn và mức độ phục hồi quá nhanh làm NĐT tỏ vẻ khá ngờ vực. Tuy nhiên, đáy chữ V lại được đánh giá là phổ biến và hiệu quả nhất trong quá trình tạo đáy trong các đợt suy giảm bất thường.

Đối với VNINDEX:

– Năm 2014, tại sự kiện Biển Đông khi TQ kéo giàn khoan vào vùng lãnh hải của Việt Nam, ngay lập tức làn sóng bán tháo diễn ra. Tuy nhiên, chỉ trong thời gian ngắn sự kiện này đã được Chính phủ giải quyết êm đẹp và thị trường phục hồi trở lại nhanh chóng theo đáy chữ V.

VNINDEX 2014

– Và nhiều các ví dụ khác mọi người có thể xem lại. Tuy nhiên, hiện nay tại đợt giảm tháng 12/2018 này, khi mà nhiều yếu tố tích cực đang hỗ trợ đầu năm 2019, tôi lại kỳ vọng vào một sự phục hồi đáy V của thị trường và nhiều cổ phiếu. Hãy xem đồ thị VNINDEX và GEX?

Dow Jones và Crude Oil


Mục tiêu của mẫu hình?

Thông thường, mức độ phục hồi của giai đoạn sau đó sẽ gần tương đương với mức giảm trước đó, và khi chúng ta sử dụng Fibonancci thì mức phục hồi sẽ đạt từ 61.8%-90%. Tuy nhiên, trong thực tế do giai đoạn giảm thường chi từng đợt và sẽ tạo thành các chữ v nhỏ bên trong chữ V, do đó các đợt phục hồi cũng sẽ tương tự, đôi khi sẽ là sự kết hợp với mẫu hình ” Ascending and Inverted Scallop”.

Nguồn: Lão Trịnh

Tags: