Nhìn lại thời điểm ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN và dự báo những biến động khi ban hành sửa đổi NĐ 153/2020/NĐ-CP

Thông tư 36/2014/TT-NHNN được đánh giá là có những ảnh hưởng mạnh mẽ lên TTCK, chúng ta cùng xem những tác động chính từ thay đổi của thông tư này so với trước đó, để so sánh với mức ảnh hưởng của Dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP. Sau khi có sự so sánh, chúng ta có thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng và tính biến động của TTCK trong năm 2022 một cách đầy đủ hơn.

Những thay đổi chính yếu của TT36 so với trước và tác động?

Hạn chế cấp tín dụng quy định tại điều 12 của TT36 là 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng với C đông lớn, c đông sáng lập; Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng; DN có thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng và những người liên quan đến các đối tượng trên; Hạn chế cấp tín dụng không quá 10% cho một đối tượng trong Các công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát; và giới hạn cho cả nhóm này chỉ là 20% tối đa. 

=> Như vậy, điều này tác động lớn tới giới lãnh đạo ngân hàng thời điểm đó, bị hạn chế tiếp cận vốn ngân hàng cho cho việc hình thành chuỗi sở hữu chéo, chạy dòng tiền lòng vòng thâu tóm doanh nghiệp.

– Giới hạn cấp tín dụng:

+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

=> Vào thời điểm đó hạn chế được các tập đoàn khổng lồ sở hữu chéo và rút ruột ngân hàng, tuy nhiên theo thời gian vốn của ngân hàng lớn lên + họ có thể thành lập nhiều DN hơn để lách vấn đề này.

+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

=> Các giới hạn mới này giảm đáng kể so với quy định trước khi TT này ban hành, tương ứng ở mức 25% và 60%. Do đó, buộc họ phải xử lý lách bằng cách cơ cấu lại các khoản vay để đảm bảo tỷ lệ. Tuy nhiên, việc này chỉ mất chút thời gian làm thủ thuật, bằng cách lập ra các tổ chức mới không liên quan để nhận khoản tín dụng đó.

Giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu

+ Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cấp tín dụng dưới hình thức cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá đối với khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu khi đáp ứng điều kiện nợ xấu dưới 3%, đạt các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định và các KH không phải là người có liên quan theo  Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng;

+ Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với tất cả khách hàng đ đu tư, kinh doanh cổ phiếu không được vượt quá 5% vốn điều lệ, vốn được cấp của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

+ Khoản cấp tín dụng của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu không được bảo đảm bằng chính cổ phiếu đó.

+ Ngân hàng thương mại không được cấp tín dụng cho khách hàng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của chính ngân hàng thương mại, trừ trường hợp cho vay đối với người lao động của ngân hàng thương mại nhà nước để mua cổ phần phát hành lần đầu khi chuyển ngân hàng thương mại nhà nước đó thành ngân hàng thương mại cổ phần.

=> Đối với điều kiện cho vay chứng khoán bị giảm hạn mức từ 20% trước đó về 5% sẽ ảnh hưởng lớn đến một vài ngân hàng vượt hạn mức, cộng với giới hạn tỷ lệ nợ xấu dưới 3% mới được cho vay chứng khoán thì tại thời điểm đó là khó khăn, nhiều bank vẫn còn trên 3% nợ xấu. Lý do này khiến cho tín dụng chéo từ ngân hàng qua chứng khoán bị giảm khá nhiều và cần thời gian cơ cấu lại.

Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính

+ Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, bao gồm cả mức vốn cấp, vốn góp vào các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự tr của ngân hàng thương mại.

+ Ngân hàng thương mại, công ty tài chính không được góp vốn, mua cổ phn của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó; không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của c đông lớn, của người quản lý của ngân hàng thương mại, công ty tài chính đó.

Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác

+ Ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu (bao gồm cả các khoản ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác và cổ đông của ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu) của tổ chức tín dụng khác phải đảm bảo tuân thủ các điều kiện có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, đảm bảo tỷ lệ an toàn tài chính theo quy định của thông tư 36…

+ Giới hạn tổ chức tín dụng chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu tối đa không quá hai (02) tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức tín dụng khác là công ty con của ngân hàng thương mại đó và Ngân hàng thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biu quyết của tổ chức tín dụng khác đó + Không được cử người tham gia HĐQT tổ chức tín dụng đã mua.

=> Các quy định này ngăn chặn đứng việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng, tạo thành một nhóm lợi ích rất nguy hiểm. Còn nói về ngắn hạn thì các ngân hàng phải sắp xếp bán ra các ngân hàng sở hữu chéo, gây nên áp lực giảm với một số cổ phiếu bank nhất thời. Dĩ nhiên, sau đó lại là một cơ hội lớn cho sự cải tổ ngành ngân hàng và nâng cao giá trị.

Có thể thấy, Thông tư 36/2014/TT-NHNN đã có những mục tiêu rất quyết liệt để cải tổ hệ thống ngân hàng và có những bước phát triển bền vững về sau. Tuy nhiên, tại ngắn hạn thời điểm trước và sau khi thông tư ban hành, nhiều tổ chức vẫn bị động trong việc tái cơ cấu và sắp xếp nguồn tiền, dó đó một làn sóng rút tiền và cơ cấu lại danh mục +/- khoảng 3 tháng trước và sau khi Thông tư có hiệu lực.

Nguồn: Lão Trịnh

 

Tags: ,