Nợ công là gì và Nợ công Việt Nam năm 2018 đang thế nào?

Nợ công là một chủ đề đã được thảo luận nhiều trong học thuật và trong thực tế qua các cuộc khủng hoảng nợ đã từng xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Các quốc gia như Argentina, Hy Lạp, Venuezela, Italia….đã phải chịu những hậu quả nặng nề do không kiểm soát được vấn đề nợ công. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, nợ công các quốc gia tạm thời không còn là chủ đề nóng để thảo luận, tuy nhiên với cơ cấu nợ công các quốc gia hiện nay vẫn đang ở mức cao thì chắc chắn nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế thì sau đó vấn đề nợ công sẽ lại là một chủ đề đang để quan tâm. Do đó, hôm nay tôi xin trích dẫn những định nghĩa về nợ công và thực trạng nợ công Việt Nam năm 2018 để mọi người cùng tham khảo.

Kết quả hình ảnh cho nợ công1. Nợ quốc gia là gì?

Nợ quốc gia (national debt) là toàn bộ khoản nợ phải trả của một quốc gia, bao gồm hai bộ phận là nợ của Nhà nước và nợ của tư nhân (doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân). Hay nói cách khác, nợ quốc gia là tổng các khoảng nợ bên trong và bên ngoài của một quốc gia.

2. Nợ công là gì?

Nợ công (public debt or sovereign debt) là các khoản nợ mà các chính phủ các nước phát hành hoặc bảo lãnh phát hành để mà tài trợ cho việc đầu tư và phát triển của quốc gia. Chính phủ phải có trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ này đúng kỳ hạn như cam kết nhằm duy trì mức tín nhiệm quốc gia, tạo môi trường ổn định cho nhà đầu tư.

Theo cách tiếp cận của Ngân hàng Thế giới, nợ công được hiểu là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm:

– Nợ của Chính phủ trung ương và các Bộ, ban, ngành trung ương;

– Nợ của các cấp chính quyền địa phương;

– Nợ của Ngân hàng trung ương;

– Nợ của các tổ chức độc lập mà Chính phủ sở hữu trên 50% vốn, hoặc việc quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của Chính phủ hoặc Chính phủ là người chịu trách nhiệm trả nợ trong trường hợp tổ chức đó vỡ nợ.

Nợ công được đo lường dựa trên tỷ lệ so với tổng thu nhập quốc gia (GDP), theo đó trần nợ công hiện tại được quốc hội 14 đề ra là 65% GDP.

3. Nợ nước ngoài là gì?

Nợ nước ngoài là toàn bộ các khoản vay bằng ngoại tệ của một quốc gia, trong đó gồm có các khoản vay của Chính phủ, ngân hàng nhà nước, và các doanh nghiệp hoạt động trong nước. Về bản chất Chính phủ chỉ cần chịu trách nhiệm trả các khoản nợ của Chính Phủ từ trung ương đến địa phương và  các khoản vay mà được Chính phủ bão lãnh, tuy nhiên nếu tổng nợ bằng ngoại tệ quá cao có thể khiến quốc gia đó bị phụ thuộc quá nhiều vào tình hình biến động ngoại tệ, gây bất ổn cho hoạt động và sự ổn định vĩ mô. Do đó, tỷ lệ này vẫn được kiểm soát chặt chẽ và hiện tại Quốc Hội 14 quy định trần nợ nước ngoài là 50% GDP.

4. Nợ chính phủ:

Nợ chính phủ là một phần thuộc Nợ công, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách luỹ kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

5. Nợ công Việt Nam năm 2018 đang như thế nào?

Khi hiểu được bản chất của nợ quốc gia, nợ công, nợ nước ngoài và nợ của chính phủ thì mọi người sẽ biết những chỉ tiêu nào là quan trọng cần  phải quan tâm khi nhìn nhận vào vấn đề nợ của một quốc gia. Mặc dù tỷ lệ nào cũng có ý nghĩa quan trọng và có liên quan đến nhau, nhưng thông thường người ta chỉ chú ý tới nợ công và nợ nước ngoài.

Tính đến cuối năm 2017 nợ công nước ta giảm xuống mức 61,3% GDP từ mức 63,6% GDP của năm 2016. Theo dự báo, cuối năm 2018 nợ công của Việt Nam đã giảm về mức 61.1% GDP, giảm nhẹ so với năm 2017 0.2%,  tuy nhiên nợ công vẫn ở mức rất gần với ngưỡng nợ công 65% GDP do Quốc hội đề ra.

Điều đặc biệt, mặc dù nợ công giảm nhưng nợ nước ngoài lại có xu hướng tăng mạnh và đạt 49.9% GDP (gần trần giới hạn 50% GDP mà QH đề ra). Nguyên nhân khiến việc này xảy ra có hai nguyên nhân:

– Thứ nhất, trong năm vừa qua tình trạng chênh lệch lãi suất VND và USD cao, nhiều doanh nghiệp có mức tín nhiệm cao đã tận dụng vay lượng lớn ngoại tệ để hưởng chênh lệch lãi suất.

– Thư hai, một thương vụ thoái vốn Sabeco cho NĐT Thái Lan với trị giá 5 tỷ USD. Trong nhất thời, NĐT Thái Lan chưa thể chuẩn bị đủ tiền và phải đứng pháp nhân Việt Nam sau đó vay ngoại tệ để mua cổ phần Sabeco. Tuy nhiên, sau khi họ thu xếp vốn sẽ chuyển phần ngoại tệ về để trả lại thì sẽ khiến tỷ lệ này giảm xuống nhanh chóng và do đó Việt Nam có thể yên tâm là tổng nợ nước ngoài sẽ vẫn trong nước trần cho phép.

Tóm lại, chủ đề này là không mới nhưng chắc chắn sẽ hữu ích qua thời gian và hi vọng sẽ giúp được mọi người trong quá trình tìm hiểu kiến thức.

Nguồn: Lão Trịnh.

 

 

 

Tags: ,