Phân tích ngành – Ngành Thép

Tiếp tục chuỗi bài viết hướng dẫn bạn đọc trong quá trình nghiên cứu, đầu tư chứng khoán hoặc phân tích ngành trong đầu tư. Hôm nay sẽ là chủ đề về ngành thép, đầu tư ngành thép cần chú ý những đặc điểm gì và ngành thép Việt Nam đang như thế nào nhé.

1. Đặc điểm ngành ngành thép

Nguyên tắc sản xuất thép là quá trình loại bỏ những tạp chất như silicon, carbon và sulphur thừa ra khỏi quặng sắt thô và thêm các nguyên tố hợp kim để sản xuất các loại thép khác nhau.

Có 2 công nghệ sản xuất thép chính: Lò thổi (Basic Oxygen Furnace -BOF) và Lò hồ quang điện (Electric Arc Furnace – EAF). Trong công nghệ BOF, các nguyên liệu đầu vào bao gồm quặng sắt, đá vôi và than cốc, sẽ được đưa vào Lò nung và sau đó là Lò thổi (BOF). Công nghệ EAF, thép vụn được đưa vào Lò hồ quang điện (EAF) trước khi trải qua giai đoạn đúc liên tục. Điện năng tiêu thụ của lò BOF có thể thấp hơn 10-15% so với công nghệ lò EAF

Loại chi phí lớn nhất để sản xuất một tấn phôi thép là: quặng sắt (36%), than cốc (25%), khấu hao (14%), điện (6%), nhân công (4%), vận chuyển quặng sắt và than cốc lần lượt là 3% và 2%.

2. Quy trình sản xuất thép

Giai đoạn 1 – Sản xuất sắt: Quặng sắt, than cốc, và đá vôi được xử lý và đưa vào Lò nung để nấu thành kim loại nóng chảy hoặc gang lỏng.

Giai đoạn 2 – Sản xuất thép: gang lỏng từ Lò nung được đưa vào Lò thổi (BOF) hoặc thép vụn được đưa vào Lò Hồ quang điện (EAF), tại đây tạp chất sẽ bị loại bỏ và phản ứng hóa học được tạo ra để sản xuất các loại thép khác nhau.

Giai đoạn 3 – Đúc liên tục: nơi thép sẽ được đông lại thành thép bán thành phẩm bao gồm phôi vuông, phôi bloom và phôi dẹt.

Giai đoạn 4 – Cán thép: Các sản phẩm bán thành phẩm được đưa đến nhà máy đặc thù để tạo ra những sản phẩm thép khác nhau, phôi vuông và phôi dẹt sẽ là nguyên liệu cho quá trình sản xuất thép dài; phôi dẹt được cán cuộn trong nhà máy thép cán nóng để trở thành thép cuộn cán nóng, trước khi được dùng để sản xuất thép cuộn cán nguội

Giai đoạn 5 – Sản phầm chính: Thép thành phẩm được xử lý để tạo thành những sản phẩm cuối cùng cho nguời tiêu dùng

3. So sánh công nghệ BOF và EAF

4. Ứng dụng và thị trường

  • Sản Phẩm

Các sản phẩm thép có thể được phân loại thành 2 nhóm chính, là thép dẹt và thép dài.

Thép dài bao gồm phôi vuông, thép thanh, thép dây, thép hình xây dựng và ống thép. Thép dài được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, cơ khí và ngành năng lượng.

Thép dẹt, mặt khác bao gồm phôi dẹt, thép cuộn cán nóng (HRC), thép cuộn cán nguội (CRC), thép tấm tĩnh điện (OCS), thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) và thép tấm nặng. Thép dẹt được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp ô tô, máy móc hạng nặng, ống và tuýp.

Thị trường của các nhà máy Việt Nam

– Việt Nam xuất khẩu thép chủ yếu qua Asian, Mỹ, EU, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Pakistan và Úc.

– Đông Nam Á nhập khẩu đến 90% thép dẹt (20 triệu tấn/năm) và tăng trưởng nhu cầu ước tính sẽ ở mức cao.

5. Giá cả nguyên vật liệu

Cơ câu chi phí nguyên vật liệu để sản xuất thép

Giá cả nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng trong phân tích ngành thép, ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản xuất.

Mọi người có thể tham khảo thêm link sau:

– Giá Quặng Sắt TG (Iron Ore): tại đây hoặc tại đây. Quặng sắt chiếm khoảng 36% trong giá thành sản xuất thép, do đó đây là yếu tố rất quan trọng cần nắm vững khi phân tích ngành.

– Giá than cốc (Coking Coal): tại đây hoặc tại đây. Than cốc chiếm khoảng 26% giá thành sản xuất, yếu tố này không thể bỏ qua khi phân tích ngành.

– Giá thép cuộn cán nóng (HRC): tại đây hoặc tại đây. Đây là yếu tố đầu vào để sản xuất cho tôn mạ (HSG, NKG…) do đó ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp này, và ảnh hưởng tới đầu ra cuẩ các doanh nghiệp như HPG, FMS…

– Giá phôi thép Billet: tại đây Tương tự như HRC, thì Billett là đầu ra cho HPG, FMS… nhưng là đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất sản phầm cuối cùng.

– Giá thép phế liệu: tại đây

6. Pháp luật

AFTA và ACFTA

• Thuế xuất nhập khẩu thép dẹt theo AFTA tại khu vực Asian là không đáng kể.

• Hiệp định ACFTA giữa Asian và TQ thì thuế thép VN nhập từ TQ đối với phôi là 0% và với các loại khác từ 0-20% –

Chỉ thị 02/CT-TTg năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc dừng hoàn toàn việc xuất khẩu quặng sắt

Thuế chống bán phá giá của Mỹ

Năm 2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo Kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp với thép cán nguội (CRS) và thép chống ăn mòn (CORE) của Việt Nam có nguyên liệu đầu vào từ Hàn Quốc và Đài Loan-Trung Quốc (Đài Loan). Những lô hàng thép CRS và CORE xuất khẩu từ Việt Nam không chứng minh được xuất xứ của nguyên liệu thép cán nóng bị áp mức thuế lên đến 456%. Trong trường hợp doanh nghiệp chứng minh nguyên liệu cán nóng nhập khẩu từ Hàn Quốc hoặc Đài Loan sẽ bị áp thuế tương ứng của Hàn Quốc (29,4% với thép CORE; 24,2% với thép CRS) và Đài Loan (10,34% với thép CRS).

Như vậy, nếu các doanh nghiệp chứng minh được nguyên liệu sản xuất là của Việt Nam hoặc các nước/vùng lãnh thổ ngoài 03 nguồn trên sẽ không bị áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế (tức là không phải nộp thuế).

Thuế chống bán phá giá của VN áp cho Hàn Quốc và Trung Quốc

Bộ Công thương cho biết, ngày 24/10/2019, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3198/QĐ-BCT áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép phủ màu (hay thường gọi là tôn màu) có xuất xứ từ nước Hàn Quốc và Trung Quốc.

Mức thuế CBPG được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thép phủ màu của Trung Quốc là từ 2,53% đến 34,27% và của Hàn Quốc là từ 4,71% đến 19,25%.

Việt Nam áp thuế tự vệ thép dài là 15.4% và phôi thép 23.3% năm 2016

FORMOSA

FHS được miễn thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, máy móc trong giai đoạn xây dựng và chỉ phải trả 60% phí môi trường, bên cạnh thuế TNDN 10% và được thuê đất trong 70 năm. Các ưu đãi khác như dự án đầu tư mới.

FMS được miễn thuế xuất khẩu trong khi các đối thủ cạnh tranh phải chịu thuế xuất khẩu ít nhất là 5% và vị trí chiến lược của FHS giúp chi phí vận chuyển giảm bớt 55%.

7. Cơ cấu ngành

• Cơ cấu nguồn cung: Hiện tại, có xấp xỉ 400 công ty hoạt động trong ngành thép, 130 công ty trong số đó là thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) và phân chia thành 3 phân khúc theo ứng dụng:

Thép xây dựng: 36 công ty

Thép ống và tuýp: 11 công ty

Tấm thép mạ kẽm và thép tĩnh điện: 18 công ty

Khác: 38 công ty

• Mười công ty lớn nhất chiếm xấp xỉ hơn 80% thị phần ngành thép Việt Nam.

• Trong phân khúc thép xây dựng và ống thép, Hòa Phát đang dẫn đầu. Mặt khác, HSG đang thống trị phân khúc thép mạ kẽm và thép tĩnh điện.

  • FORMOSA

– FMS có lợi thế hơn Nhật, Hàn trong việc xuất khẩu qua Asian, và nhập khẩu nguyên liệu từ Úc, Indo…

– Các sản phẩm của FMS rất đa dạng, từ thép bán thành phẩm (phôi thép, phôi bloom và phôi dẹt) đến thép thành phẩm (dây, đĩa, thép cán nóng, thép cán nguội và thép tấm mạ kẽm).

– Giai đoạn 1. Các sản phẩm chính là thép dẹt (8 triệu tấn, trong đó 5,2 triệu tấn thép cán nóng thô và 2,8 triệu tấn thép cán nóng) và thép dài (1,2 triệu tấn).

  • HPG

– Nhu cầu nhập khẩu thép cán nóng HRC của Việt Nam hàng năm lên tới hơn 7 triệu tấn/năm; Tronng khi đó, FMS chỉ cung cấp được khoảng 4-5 triệu tấn, vẫn không đủ cung cấp, do đó tác động với HPG là không quá lớn.

– Thị trường tiêu thụ cho HPG – Dung Quất sẽ là Miền Nam; HPG – Hải Dương sẽ phụ trách Miền Bắc

  • HSG

– Thị phần số 1 mảng tôn mạ và thứ 2 mảng ống thép

– Thị trường truyền thống là Miền Nam

– Tỷ trọng xuất khẩu khoảng 35-40% tổng sản lượng.

  • NKG

– Đứng thứ 2 về thị phần tôn mạ ở Việt Nam

– Tỷ trọng nội địa và xuất khẩu khoảng 50%-50%, thị trường xuất khẩu chính là Indonesia, Châu Mỹ, Thái Lan, Malaysia.

– Công suất tôn mạ khoảng 1.2 triệu tấn/năm, mảng ống thép khoảng 300,000 tấn/năm.

(*) Ủng hộ admin bằng cách nếu ĐTCK thì mở tài khoản VPBankS tại đây (Mã giới thiệu: 116C222101)

Nguồn: Lão Trịnh

 

error: Content is protected !!