PVS hiện là nhà thầu EPC hàng đầu trong lĩnh vực dầu khí tại Việt Nam, với thị phần nội địa chiếm khoảng 30–40%. Ngoài mảng cốt lõi, PVS còn cung cấp các dịch vụ liên quan như tàu dịch vụ biển, vận hành FSO/FPSO, bảo trì – vận hành (O&M) và vận hành căn cứ hậu cần dầu khí.
Từ năm 2023, công ty bắt đầu triển khai chiến lược mở rộng ra thị trường quốc tế, đồng thời thâm nhập lĩnh vực điện gió ngoài khơi. Một số dự án tiêu biểu đã trúng thầu gồm Hai Long 2 & 3 (1GW) và Chang Hua (930MW) tại Đài Loan.
Danh mục các dự án đáng chú ý giai đoạn 2025–2026
Dự án dầu khí
- Lô B – Ô Môn
- Tổng mức đầu tư toàn dự án khoảng 12 tỷ USD, triển khai giai đoạn 2024–2027. Dự án được chia thành 3 gói chính gồm:
– Thượng nguồn: Phát triển mỏ khí Lô B (Lô B 48/95 và 52/97) với sản lượng khai thác dự kiến khoảng 5,06 tỷ m³ khí/năm. Các gói thầu EPCI#1 và EPCI#2 đã được khởi công từ tháng 9/2024, với tiến độ lần lượt đạt 16,7% và 34% tính đến tháng 2/2025.
– Trung nguồn: Dự án đường ống dẫn khí Lô B – Ô Môn dài 431 km (gồm 329 km ngoài khơi và 102 km trên bờ), tổng vốn đầu tư 1,277 tỷ USD.
– Hạ nguồn: Xây dựng 4 nhà máy điện khí tại Trung tâm Điện lực Ô Môn (Cần Thơ) với tổng công suất lắp đặt dự kiến 3.800 MW.
- PVS được kỳ vọng sẽ trúng cả ba gói EPCI #1, #2 và #3, trong đó đang triển khai các gói EPCI #1 và #2, với tiến độ lần lượt đạt 16,7% và 34% tính đến tháng 2/2025.
- Tổng giá trị cả ba gói thầu EPCI #1, #2 và #3 dành cho PVS ước khoảng 1.6-1.8 tỷ USD; đã ghi nhận 170 triệu USD trong năm 2024, phần còn lại dự kiến ghi nhận từ 2025–2027.
- Năm 2025, công ty dự kiến sẽ ghi nhận doanh thu khoảng 350 triệu USD từ dự án này thông qua việc thi công chân đế giàn CPP, giàn LQP, các giàn thu gom và giàn đầu giếng, cùng hệ thống đường ống nội mỏ.
- Lạc Đà Vàng
- Dự án mỏ dầu Lạc Đà Vàng (Lạc Đà Vàng – LDV) là một trong những dự án dầu khí ngoài khơi quan trọng tại Việt Nam, nằm tại Lô 15-1/05 thuộc bể Cửu Long, cách thành phố Vũng Tàu khoảng 120 km về phía Đông.
- Chủ đầu tư gồm: Murphy Oil Corporation (nắm 40% và là nhà điều hành); Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) – 35%; SK Earthon (Hàn Quốc) – 25%.
- Tổng mức đầu tư ước tính khoảng 693 triệu USD, với mục tiêu khai thác cuối 2026.
- PTSC M&C là nhà thầu của dự án với phạm vi công việc gồm: Thiết kế chi tiết, mua sắm, thi công, vận chuyển, lắp đặt, đấu nối và chạy thử giàn xử lý trung tâm LDV-A. Thời gian thực hiện từ tháng 5/2024 đến tháng 9/2026 và dự kiến lắp đặt ngoài khơi trong quý 3 năm 2026.
- Doanh thu cho PVS khoảng 262 triệu USD, trong đó đã ghi nhận 50 triệu USD (2024), và hơn 100 triệu USD dự kiến ghi nhận trong 2025.
- Nam Du – U Minh
- Hai mỏ khí Nam Du (Lô 46/07) và U Minh (Lô 51) nằm ở vùng nước nông (độ sâu 50–60m) ngoài khơi Tây Nam Việt Nam, thuộc bể Malay – Thổ Chu. Chủ đầu tư của dự án là Công ty Jadestone Energy hiện nắm giữ 100% quyền lợi khai thác tại cả hai lô.
- Tổng trữ lượng ước tính khoảng 171,3 tỷ feet khối khí và 1,6 triệu thùng chất lỏng (dầu nhẹ và condensate), với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 750 triệu USD.
- Tiến độ: Tháng 1/2024, Jadestone Energy đã ký Thỏa thuận khung mua bán khí (HoA) với PV GAS để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán khí chính thức (GSPA). Tháng 3/2025, Kế hoạch phát triển mỏ (FDP) đã được đệ trình lên Petrovietnam để xem xét và phê duyệt. Dự kiến, quyết định đầu tư cuối cùng (FID) sẽ được đưa ra sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý và đàm phán thương mại.
- Kỹ thuật chính gồm: Lắp đặt 2 giàn đầu giếng không người lái (WHP) tại mỗi mỏ; Kết nối các giàn với một tàu xử lý, lưu trữ và xuất khí nổi (FPSO) đặt tại mỏ Nam Du. Sau khi xử lý, khí sẽ được vận chuyển vào bờ qua đường ống dài 34 km, kết nối với hệ thống đường ống hiện hữu dẫn đến cụm công nghiệp Cà Mau. Dự kiến khoan 2 giếng từ mỗi giàn để duy trì sản lượng ổn định ở mức 80 triệu feet khối khí/ngày.
- Doanh thu dự kiến cho PVS: (chưa công bố)
- Sư Tử Trắng 2B
- Dự án nằm ở vị trí: Lô 15-1, bể Cửu Long, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 62 km, ở độ sâu khoảng 56 mét. Chủ đầu tư gồm: Petrovietnam (PVN) – 50%; Perenco – 23,25%; Korea National Oil Corporation (KNOC) – 14,25%; SK Innovation – 9%; Geopetrol International Inc. – 3,5%.
- Quy mô và Phạm vi Dự án: Trữ lượng khai thác dự kiến khoảng 17,05 tỷ m³ khí và khoảng 74 triệu thùng dầu và condensate, dự kiến sẽ gia tăng tuổi thọ cho Lô 15-1 thêm hơn 20 năm.
- Tiến độ: Tháng 4/2025 đã ký kết Thỏa thuận khung (HOA) cho Hợp đồng mua bán khí giai đoạn 2B (GSPA STT-2B). Dự kiến dòng khí đầu tiên từ giai đoạn 2B dự kiến vào quý III năm 2026.
- Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1,3 tỷ USD, trong đó quy mô cho các hạng mục xây dựng khoảng 250 triệu USD.
- Doanh thu dự kiến cho PVS: (chưa công bố)
- Galaff – GD3 (Qatar)
- Dự án Gallaf Phase 3 (GD3) là một phần trong kế hoạch mở rộng mỏ dầu Al-Shaheen – mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất của Qatar. Dự án được điều hành bởi North Oil Company (NOC), liên doanh giữa QatarEnergy và TotalEnergies.
- Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC), thông qua công ty con PTSC M&C, đã được lựa chọn làm tổng thầu EPCI cho dự án Gallaf 3. Phạm vi công việc bao gồm: Thiết kế chi tiết, Mua sắm thiết bị, Chế tạo, Vận chuyển, Lắp đặt, Đấu nối và chạy thử ngoài khơi. Cụ thể là Hai giàn đầu giếng (Wellhead Platforms) và Chế tạo phần chân đế (jacket) cho giàn xử lý trung tâm (Central Processing Platform – CPP).
- Dự án trị giá 380 triệu USD, mang lại doanh thu khoảng 12 triệu USD cho PVS trong 2025.
- LNG Thi Vai (mở rộng, 3 triệu tấn) và LNG Sơn Mỹ (1–3 triệu tấn)
- PVS đặt mục tiêu trúng thầu, tuy chưa xác định khả năng làm tổng thầu.
Dự án điện gió ngoài khơi
- Greater Changhua 2a & 4a (33 chân đế – Đài Loan)
- Dự án điện gió ngoài khơi Greater Changhua 2b & 4a là một phần trong cụm dự án điện gió Greater Changhua do Ørsted phát triển tại Đài Loan. Dự án này có tổng công suất 920 MW, nằm cách bờ biển huyện Changhua từ 35 đến 60 km và sử dụng công nghệ móng cọc hút chân không (suction bucket jacket – SBJ) lần đầu tiên được áp dụng quy mô lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
- Trong dự án này, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) đã ký hợp đồng với Ørsted vào tháng 5/2023 để cung cấp 33 móng cọc thép (jacket foundations) cho các tua-bin gió ngoài khơi. Công việc chế tạo được thực hiện tại cảng PTSC M&C ở Vũng Tàu, với tổng khối lượng thép lên đến 70.000 tấn.
- Dự án khởi công ngoài khơivào tháng 3/2023 và dự kiến hoàn thành trong năm 2025, vận hành từ năm 2026. Giai đoạn tiếp theo gồm CHW 3.1 (3GW) và 3.2 (3.6GW), dự kiến thi công cuối 2025, vận hành thương mại năm 2028.
- Tổng giá trị hợp đồng ước tính khoảng 500 triệu USD, trong đó dự kiến ghi nhận doanh thu cho 2025 khoảng 65 triệu USD.
- Dự án Forrmosa (35 chân đế – Đài Loan)
- Dự án điện gió ngoài khơi Formosa 4 là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Đài Loan, nằm trong giai đoạn 3 của chương trình phát triển điện gió ngoài khơi của quốc gia này. Dự án được phát triển bởi Swancor Renewable Energy (SRE) và có công suất dự kiến lên đến 495 MW, với kế hoạch lắp đặt 35 tua-bin gió.
- Trong dự án này, Công ty Cổ phần Dịch vụ Cơ khí Hàng hải PTSC (PTSC M&C) đã được chọn làm đối tác chế tạo và cung cấp 35 móng cọc thép (jacket foundations) cho các tua-bin gió ngoài khơi. Công việc chế tạo được thực hiện tại cảng PTSC M&C ở Vũng Tàu, với tổng khối lượng thép lên đến hàng chục nghìn tấn.
- Dự kiến thi công ngoài khơi bắt đầu vào năm 2026, sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết và chuẩn bị hạ tầng.
- Doanh thu dự kiến cho PVS: ước tính 160 triệu USD
- Hai Long 2 & 3 (Đài Loan)
- Dự án điện gió ngoài khơi Hai Long 2 & 3 là một trong những dự án năng lượng tái tạo quy mô lớn nhất tại Đài Loan, góp phần quan trọng vào mục tiêu chuyển đổi năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia này.
- Vị trí cách bờ biển huyện Changhua (Chương Hóa), Đài Loan khoảng 45–70 km, với độ sâu nước từ 35–55 mét. Công suất lắp đặt: Tổng cộng 1.022 MW, bao gồm: Hai Long 2A: 300 MW; Hai Long 2B: 232 MW;Hai Long 3: 490 MW.
- Trạm biến áp ngoài khơi: Hai trạm biến áp được thiết kế và chế tạo bởi liên danh Semco Maritime và PTSC M&C tại Vũng Tàu, Việt Nam. Trạm biến áp cho Hai Long 2 đã được vận chuyển vào tháng 4/2024, và trạm cho Hai Long 3 vào tháng 3/2025.
- Quy mô dự án khoảng 90 triệu USD, trong đó kỳ vọng ghi nhận năm 2025 khoảng 2 triệu USD.
- Fengmiao (Đài Loan)
- Dự án điện gió ngoài khơi Fengmiao là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Đài Loan, nhằm đạt được mục tiêu lắp đặt 15 GW công suất điện gió ngoài khơi từ năm 2026 đến 2035. Dự án này bao gồm hai giai đoạn: Fengmiao 1 và Fengmiao 2, đều do Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) phát triển thông qua quỹ Copenhagen Infrastructure V (CI V).
- Vị trí cách bờ biển thành phố Đài Trung khoảng 35 km, Đài Loan. Công suất: 495 MW, với 33 tua-bin gió Vestas V236-15.0 MW, mỗi tua-bin có công suất 15 MW.
- Tình trạng đã đạt được quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và hoàn tất tài chính vào tháng 3 năm 2025, trở thành dự án đầu tiên trong vòng 3 của Đài Loan đạt được cột mốc này.
- Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS), thông qua công ty con PTSC M&C, đảm nhận vai trò nhà thầu chính trong việc thiết kế, mua sắm, xây dựng và chạy thử (EPCC) trạm biến áp ngoài khơi. Hợp đồng này được ký kết với Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) vào tháng 10 năm 2023, với thời gian thực hiện từ tháng 10/2023 đến tháng 7/2026.
- Tổng mức đầu tư dự án khoảng 3,1 tỷ USD, trong đó phần PVS khoảng 100 triệu USD và có thể mang lại khoảng 30 triệu USD doanh thu trong năm 2025.
- Dự án điện gió xuất khẩu sang Singapore
- PVS và Sembcorp cùng phát triển dự án 2.300 MW ngoài khơi Việt Nam.
- Đang khảo sát kỹ thuật (2024–2026), lắp đặt thiết bị Lidar giữa năm 2025.
- Dự kiến FID trong giai đoạn 2027–2028, vận hành thương mại 2032–2033.
- Sản lượng điện thương mại xuất khẩu ước tính 1.200–1.400 MW.
Tính đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị hợp đồng các dự án dầu khí và điện gió mà PVS đang triển khai ước đạt 2.5–3 tỷ USD, với doanh thu dự kiến ghi nhận trong năm 2025 khoảng 800 triệu USD.