Chắc có lẽ kênh đầu tư chứng khoán không còn quá xa lạ với người dân ở các nước phát triển, tuy nhiên ở các nước đang phát triển thì tỷ lệ biết đến kênh đầu tư này vẫn chưa nhiều. Đặc biệt ở Việt Nam thì tỷ lệ này mới chỉ khoảng ở mức 2-3% tổng dân số, tức là tỷ lệ người dân tiếp cận đến kênh đầu tư này là rất thấp. Do đó, trong bài viết này mình thực hiện so sánh lợi nhuận từ việc đầu tư chứng khoán với gửi tiết kiệm, từ đó giúp nhà đầu tư có cái nhiện đúng đắn hơn đến thị trường này.
Ngoài những lý do trên, thì có một lý do quan trọng để mình thực hiện bài viết này đó là từ kết quả của việc khảo sát top những người giàu có nhất trên trái đất này cho thấy, có tới 90% người giàu có tới 2 nguồn thu nhập, 65% có 3 nguồn thu nhập, 45% có 4 nguồn thu nhập và 29% có 5 nguồn thu nhập trở lên. Điều này có thể thấy, muốn có một nguồn tài chính đủ tốt thì không thể chỉ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập từ lương và gửi tiết kiệm, hãy đầu tư thêm.
Ví dụ 1: So sánh việc gửi tiết kiệm 100 triệu đồng lãi suất 10%/năm và đầu tư vào cổ phiếu VNM từ tháng 1/2006 đến hết 15/3/2019?
Để thực hiện so sánh, mình sẽ tính lợi nhuận thu được từ việc nắm giữ của VNM từ tháng 1/2006 đến tháng 15/3/2009, và sau đó tính lợi nhuận của việc gửi 100 triệu đồng (lãi nhập vốn vào cuối kỳ) theo tháng với lãi suất 10%/năm (dĩ nhiên mọi người biết rằng nếu gửi theo tháng sẽ có lãi suất thấp hơn gửi theo năm, nhưng để đơn giản mình tính như vậy cho các bạn dễ hiểu – nếu tính lãi kép theo tháng như vậy thì tương đương với lãi suất theo năm là 10.47%).
Kết quả như sau:
Có thể thấy thì đầu tư 100 triệu vào VNM sau 13 năm mang lại 3.8 tỷ đồng, nhưng cũng dùng thời gian đó thì gửi tiết kiệm chỉ được 374 triệu đồng.
Đồ thị so sánh hai kênh đầu tư
Tuy nhiên, việc so sánh này vẫn chưa chuẩn lắm, vì đây là so sánh giữa một trường hợp đầu tư thành công tiêu biểu. Do đó, các ví dụ tiếp theo tôi sẽ so sánh với các trường hợp thông dụng hơn.
Ví dụ 2: Lỡ mua cổ phiếu VCB vào lúc đỉnh 2008 và gửi tiết kiệm với lãi suất 10%/năm vào ngân hàng VCB thì trường hợp nào mang lại lợi nhuận cao hơn?
Cũng như cách tính trên, nhưng lần này mình lấy là so sánh giữa việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng và gửi tiết kiệm vào ngân hàng đó.
Đây là kết quả của việc mua cổ phiếu VCB và gửi tiết kiệm vào ngân hàng VCB với lãi suất 10%/năm từ 7/2009 đến 3/2019
Kết quả cuối cùng là đầu tư vào VCB mang lại lợi nhuận 284 triệu cao hơn gửi tiết kiệm chỉ được 261 triệu, bất chấp việc NĐT mua đúng đỉnh của cổ phiếu VCB lúc mới niêm yết và đỉnh của chu kỳ khủng hoảng.
Đây là đồ thị diễn biến trong khoản thời gian bắt đầu gửi tiết kiệm và mua cổ phiếu VCB.
Nhìn vào đồ thị có thể thấy, chỉ cần nắm cổ phiếu tốt thì trong dài hạn thành quả mang lại sẽ cao hơn các kênh đầu tư như gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, bài học rút ra vẫn là tránh mua lúc thị trường quá hứng phấn, bạn phải mất một thời gian lâu và bỏ lỡ đi những cơ hội rất lớn phía sau.
Ví dụ 3: Mua cổ phiếu HPG đúng đỉnh khủng hoảng, ngay đỉnh của thời kỳ BĐS và cái kết nhận được sau 11 năm so với gửi tiết kiệm.
Khủng hoảng đúng là ác mộng đối với NĐT, đặc biệt nhưng người nắm giữ cổ phiếu cuối 2007 đầu 2008. Tuy nhiên, nhìn vào diễn biến giá cổ phiếu HPG để thấy rằng, chỉ cần mua cổ phiếu có nền tảng vững chắc, thì cho dù có sai thời điểm thì cuối cùng vẫn là người chiến thắng (chú ý, vào thời điểm đó thì HPG cũng chưa có nhiều nổi bật so với các cổ phiếu khác).
Bảng so sánh việc mua cổ phiếu HPG vào tháng 12/2007 đến 3/2019 với việc gửi tiết kiệm lãi suất 10%/năm.
Kết quả là nếu mua HPG thì lợi nhuận đạt được 540 triệu cao hơn nhiều so với mức 306 triệu từ gửi tiết kiệm.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện kết quả
Tương tự như VCB, hãy mua khi mọi người sợ hãi (đi ngược đám đông) vẫn là câu nói đúng trong dài hạn. Nếu bạn lùi thời gian mua HPG khoangr 1 năm thì chắc chắc khoản lợi nhuận của bạn đã lớn hơn rất nhiều.
Ví dụ 4: Đầu tư có phải lúc nào cũng màu hồng, cùng so sánh việc đầu tư vào STB và gửi tiết kiệm từ tháng 8/2006 đến tháng 3/2019?
Xem 3 ví dụ trên thì có lẽ các bạn cảm thấy, đầu tư là việc rất đơn giản chỉ việc nắm giữ lâu dài là được. Nhưng hãy xem ví dụ dưới đây, khi bạn lỡ mua vào cổ phiếu mà sau đó có rất nhiều chuyện xảy ra với nó (Vụ STB-EIB hay STB – Phương Nam).
Kết quả của việc đầu tư vào một công ty mà không có sự tăng trưởng
Lợi nhuận mang lại sau khi đầu tư vào STB sau 12 năm đầu tư chỉ là 128 triệu đồng, trong khi đó gửi tiết kiệm bạn được những 350 triệu đồng.
Và đây là biểu đồ so sánh chi tiết
Có thể nói, đây là bằng chứng cho thấy việc đầu tư ngoài sự kiên nhẫn vẫn cần có sự tính toán và lựa chọn.
Kết luận có nên đầu tư chứng khoán hay không?
Thứ nhất, hãy đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình như top những người giàu có thường làm và đầu tư chứng khoán là một kênh mang lại lợi nhuận rất hấp dẫn.
Thứ hai, mặc dù việc kiên nhẫn trong đầu tư là quan trọng nhưng nếu bạn biết tương đối về việc lựa chọn cổ phiếu và thời gian mua thì lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn rất nhiều.
Thứ ba, nếu bạn không có nhiều chuyên môn về kinh tế, điều đó cũng không quan trọng vì việc lựa chọn một công ty tốt không quá khó như bạn nghĩ. Hãy đọc một cuốn sách về đầu tư hoặc tham gia một khóa học ngắn về đầu tư cơ bản, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Nguồn: Lão Trịnh