Thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển, với mục tiêu đưa quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán lên mức 110-120% GDP vào năm 2030. Các sản phẩm mới ngày càng được phổ biến tại TTCK Việt Nam, trong đó hoạt động của các Quỹ ETF ngày càng sôi động và phát triển mạnh về mặt quy mô. Vậy, cơ chế thành lập và hoạt động cụ thể của Quỹ ETF là như thế nào, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
1. Giới thiệu về Quỹ ETF
Quỹ ETF (ETF, Exchange Traded Fund) – hay còn gọi là Quỹ hoán đổi danh mục là quỹ hoạt động mô phỏng theo sự biến động của một chỉ số tham chiếu, như chỉ số chứng khoán, hàng hóa, trái phiếu…
Lợi ích của Quỹ ETF đến từ đâu?
- Đa đạng hóa danh mục đầu tư (với chi phí thấp) => mua một rổ chứng khoán để mô phỏng theo chỉ số tham chiếu.
- Không đòi hỏi hiểu biết chuyên sâu về từng cổ phiếu cụ thể => cái này được sở tiêu chuẩn hóa khi xây dựng bộ chỉ số, chứ không phải là cổ phiếu nào cũng đưa vào đâu nha.
- Đầu tư vào thị trường chứng khoán một cách dễ dàng => có thể mua sơ cấp hoặc mua trên sàn niêm yết như cổ phiếu thông thường.
- Thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài => NĐT NN bị hạn chế room có thể mua CCQ ETF để tận dụng được sự tăng giá của các cổ phiếu hết room.
Một số lưu ý
- Số lượng CCQ ETF không cố định như quỹ đóng mà có thể thay đổi theo cung cầu, được điều chỉnh thông qua quá trình phát hành (Creation) và mua lại (Redemption).
- Quá trình phát hành (Creation) và mua lại (Redemption) chỉ áp dụng cho các APs
So sánh Quỹ ETF với Quỹ mở?
Quỹ ETF | Quỹ mở |
Bên cạnh thị trường sơ cấp, nhà đầu tư có thể mua, bán chứng chỉ quỹ thông qua Sàn HOSE (thị trường thứ cấp), do quỹ ETF được niêm yết và giao dịch giống như một cổ phiếu trên sàn. | Nhà đầu tư của quỹ mở chỉ có thể mua, bán trực tiếp chứng chỉ quỹ thông qua Công ty Quản lý Quỹ (thị trường sơ cấp). |
Quỹ ETF thường mô phỏng chỉ số, chiến lược đầu tư thụ động. | Quỹ mở thường có chiến lược đầu tư chủ động, chứng khoán đầu tư được lựa chọn một cách cẩn trọng. |
Quỹ ETF có chi phí hoạt động thấp hơn. Phí quản lý quỹ thấp do hoạt động đầu tư thụ động theo chỉ số. | Quỹ mở có chi phí hoạt động cao hơn quỹ ETF. Phí quản lý quỹ cao hơn do có sự quản lý chủ động của đội ngũ đầu tư. |
Giá chứng chỉ quỹ được xác định bởi các giao dịch trong ngày và được giữ bám sát theo giá trị tài sản ròng/đơn vị quỹ. |
Giá chứng chỉ quỹ được xác định là giá trị tài sản ròng trên một đơn vị quỹ tại ngày giao dịch. |
Các quỹ đang hoạt động trên thị trường Việt Nam?
Đầu năm 2022, có khoảng 15 quỹ ETFs nội ngoại đang tham chiếu theo chỉ số thành phần của TTCK Việt Nam, các quỹ mới đang tiếp tục được thành lập và dự kiến con số Quỹ ETF sẽ lên trên 20 quỹ vào đầu năm 2023;
Hoạt động của các Quỹ ETF tăng rất nhanh về quy mô và hiệu quả, đặc biệt là trong hai năm gần đây khi thị trường chứng khoán phát triển thuận lợi.
2. Hướng dẫn quy trình thành lập Quỹ ETFs
Để hoàn thành đầy đủ quy trình thành lập và hoạt động của Quỹ ETF cần qua các bước là phát hành lần đầu (IPO) chứng chỉ Quỹ ETF, Đăng ký thành lập Quỹ ETF và cuối cùng là đăng ký Niêm yết.
Phát hành lần đầu (IPO)
Hồ sơ cần chuẩn bị để phát hành IPO được căn cứ theo Thông tư 229/2012/TT-BTC, bao gồm:
- Giấy đăng ký chào bán CCQ ETF
- Điều lệ Quỹ
- Bản cáo bạch & Bản cáo bạch tóm tắt
- Các tài liệu dự kiến quảng cáo (nếu có)
- Các Hợp đồng với NHGS, VSD, Sở GD, các các đơn vị khác có liên quan.
- Tài liệu xác nhận Thành viên lập Quỹ đủ điều kiện
- Các tài liệu về chỉ số:
–Nguyên tắc xây dựng và quản lý chỉ số
–Tài liệu chi tiết mô tả liên quan đến Danh mục chỉ số
–Nguyên lý và nguyên tắc lựa chọn chứng khoán trong rổ chỉ số
–Nguyên lý và phương pháp tính rổ chỉ số.
Đăng ký thành lập Quỹ
Sau khi IPO, nếu không thành công (<50 tỷ) thì trong vòng 15 ngày phải hoàn trả lại tiền cho NĐT , còn nếu thành công thì sẽ làm hồ sơ thành lập quỹ như sau:
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ ETF
- Báo cáo kết quả đợt chào bán của NHGS kèm thành viên lập quỹ, NĐT lập quỹ.
- Xác nhận của VSD về chi tiết Danh mục CKCC của AP và NĐT nhằm mục đích đưa vào Quỹ.
- HĐ ký chính thức với NHGS, VSD, Sở giao dịch, APs.
- Sau khi thành lập Quỹ xong thì công bố thông tin (trong 45 ngày) về biên bản, nghị quyết và các nội dung liên quan, danh sách thành viên đại diện Quỹ.
Hồ sơ đăng ký niêm yết
Trong vòng 30 ngày từ khi có Giấy chứng nhận thành lập quỹ của UBCKNN, công ty QLQ phải gửi hồ sơ niêm yết cho HOSE. Hồ sơ niêm yết theo Quy chế niêm yết của Sở giao dịch TP HCM.
3. Cơ chế hoạt động của Quỹ ETF
Cơ chế hoạt động của quỹ ETF khá phức tạp, tôi sẽ trình bày theo sơ đồ ở phía dưới, tuy nhiên để giải thích thì sẽ có Quy trình phát hành (Creation) và Quy trình mua lại (Redemption) chứng chỉ Quỹ ETF.
Sẽ có các đối tượng tham gia vào quy trình sơ cấp như sau:
- APs (Authorized Participants) – Thành viên lập quỹ: là các công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới và tự doanh, ngân hàng lưu ký đã ký hợp đồng lập quỹ ETF với công ty quản lý quỹ. Các tổ chức này có thể thực hiện trực tiếp hoặc đóng vai trò trung gian giữa nhà đầu tư với công ty quản lý quỹ trong các giao dịch hoán đổi (tạo hoặc hoàn trả ETF) trên thị trường sơ cấp.
- Thành viên tạo lập (Market Maker): là một tổ chức mua bán một loại chứng khoán (ETF) trên thị trường chứng khoán, qua đó tạo ra thị trường cho loại chứng khoán đó. Thành viên tạo lập hoạt động theo quy định tại Điều 8 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư 203/2015/TT-BTC, Điều 11 Thông tư 229/2012/TT-BTC và Quyết định 194 về sửa đổi bổ sung Quyết định 367 về Quy chế họat động của Nhà tạo lập thị trường được quy định bởi Sở GDCKHN.
- Nhà đầu tư sơ cấp: nhà đầu tư muốn tham gia giao dịch sơ cấp phải kỳ hợp đồng giao dịch hoán đổi với các AP và có sẵn CCQ ETF hoặc Danh mục CKCC
Nhìn chung, đối tượng mà Quỹ ETF nhắm tới lúc nào cũng là NĐT, nên chúng ta nên giải thích thêm chút quy trình đầu tư của NĐT trước khi đi vào quy trình hoạt động hoàn đổi của Quỹ.
Quy trình tham gia hoán đổi của NĐT
- Bước 1: Nghiên cứu kỹ tài liệu Quỹ
Trước khi tham gia đầu tư vào Quỹ ETF, Nhà Đầu Tư cần hiểu rõ các đặc trưng của Quỹ như loại hình hoạt động, mục tiêu đầu tư, đặc tính rủi ro, phương thức giao dịch v.v… Nhà Đầu Tư có thể xem trong Bản Cáo Bạch, Điều Lệ Quỹ v.v… có tại mục Đơn và tài liệu quỹ trên website.
- Bước 2: Mở một tài khoản giao dịch tại Thành viên lập Quỹ
Nhà Đầu Tư chưa có tài khoản chứng khoán tại Thành Viên Lập Quỹ thì cần mở tài khoản chứng khoán tại 01 (một) Thành Viên Lập Quỹ.
- Bước 3: Nội tiền và giao dịch
– Nhà Đầu tư cần có sở hữu CKCC theo thông báo của Công ty QLQ tại ngày thực hiện giao dịch hoán đổi nếu muốn đổi lấy lô ETF HD VN30.
– Trước 9h sáng ngày hoán đổi (ngày T), Cty QLQ sẽ thông báo trên website về Danh Mục CKCC và giá trị một lô chứng chỉ quỹ dùng để hoán đổi.
– Nhà Đầu Tư hoàn tất hồ sơ hoán đổi và gửi đến APs nơi mà Nhà Đầu Tư có tài khoản trước 15h ngày giao dịch hoán đổi (ngày T).
- Bước 4: Xác nhận giao dịch
– Sau khi nhận được các lệnh giao dịch hoán đổi từ Nhà Đầu Tư thông qua APs, tổ chức cung cấp dịch vụ đại lý chuyển nhượng (VSD) sẽ kiểm tra và thực hiện các giao dịch hoán đổi mà Nhà Đầu Tư đã đăng ký;
– Vào ngày làm việc T+1, đại lý chuyển nhượng sẽ xác nhận hoàn tất giao dịch cho Công Ty Quản Lý Quỹ;
– Chứng chỉ quỹ ETF hoặc Danh Mục Chứng Khoán Cơ Cấu sẽ được ghi nhận vào tài khoản chứng khoán của Nhà Đầu Tư;
– Tiền chênh lệch nếu có sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng mà Nhà Đầu Tư đã đăng ký với Thành Viên Lập Quỹ.
Trên đây là quy trình giao dịch của NĐT, chỉ có hai bước đầu là khác biệt với APs, còn các bước sau cơ bản tương tự như quy trình chung.
Quy trình hoán đổi tại CKCC qua Quỹ ETF
Bước 1: NĐT chuyển yêu cầu cho APs
- NĐT đang đề cập là đã ký hợp đồng giao dịch hoán đổi với APs
- NĐT gửi các hồ sơ sau tơi APs
– Lệnh giao dịch hoán đổi
– Bảng kê CK Cơ cấu
– Văn bản xác nhận số dư CK
– Văn bản thay thế CKCC bằng tiền
- Trường hợp, NĐT đặt lệnh qua ĐLPP thì cũng tương tự, nhưng ĐLPP phải gửi hồ sơ gốc về cho Quỹ trong 3 ngày
- Luật cũng nói nếu mà các APs có vẫn đề khiến NĐT ko đặt được, có thể đẩy lệnh lên thẳng VSD, nhưng cái này chắc ít khi xảy ra.
Bước 2: APs đẩy lệnh lên VSD
- VSD sẽ kiểm tra lệnh, nếu đạt yêu cầu sẽ xác nhận giao dịch và APs chuyển giao CKCC cho NHGS
- CCQ ETF bổ sung sẽ được phát hành và lưu ký lên tài khoản của NĐT/APs
Bước 3: Nhìn chung là các bên xác nhận.
Bước 4: NĐT có thể giao dịch thứ cấp trên sàn sau khi hoán đổi. Chú ý là việc hoán đổi này chỉ mất T+1 là được giao dịch.
Quy trình hoán đổi CCQ ETF qua CKCC
4. Làm sao để tăng quy mô Quỹ ETF?
Có hai cách chính để tăng quy mô Quỹ
- Cách 1: Tăng sơ cấp
Các APs ban đầu cam kết giữ tối thiếu 50 lô CCQ, vậy thì NĐT bên ngoài muốn mua CCQ phát hành thì các APs gửi lệnh mua phát hành lên VSD phát hành theo quy trình giao dịch Quỹ => NĐT đây thường là các tổ chức hoặc cá nhân lớn.
- Cách 2: Tăng thứ cấp
NĐT mua CCQ trên thị trường từ nguồn HDS bán ra, khi giảm dưới 45 lô CCQ thì XXX tự đăng ký mua thêm bù vào phần thiếu hụt, làm tăng Quy mô Quỹ => NĐT trong trường hợp này là NĐT nhỏ lẻ.
5. Cơ chế cân bằng – Arbitrage
- Khi Giá ETF giao dịch < iNAV (Premium-đủ lớn) => NĐT/APs sẽ thực hiện đồng thời mua chứng chỉ quỹ ETF trên sàn, bán chứng khoán cơ cấu trên sàn và sau đó lấy lô chứng chỉ quỹ ETF đã mua để hoán đổi lấy về lại chứng khoán cơ cấu đã bán.
- Ngược lại, khi Giá ETF giao dịch > iNAV (Discount) => APs sẽ thực hiện chiều ngược lại đồng thời mua chứng khoán cơ cấu trên sàn, bán ra chứng chỉ quỹ ETF trên sàn và sau đó lấy danh mục chứng khoán cơ cấu hoán đổi lấy lại chứng chỉ quỹ ETF đã bán.
(*) Lưu ý:
- iNAV là thông tin về giá trị tài sản ròng tham chiếu trên một chứng chỉ quỹ ETF, dự kiến được xác định 15s/lần trong phiên giao dịch. Nói chung bạn hình dung là cuối ngày hôm trước công ty QLQ sẽ tính được NAV của ETF = (TTS-Nợ)/Số CCQ, nhưng trong phiên giao dịch tiếp theo thì danh mục chứng khoán sẽ biến đổi (vì các cổ phiếu thành phần đang được giao dịch trong phiên), nên họ dùng iNAV để phản ánh sự biến đổi đó.
- Giá ETF giao dịch là giá niêm yết trên HOSE
6. Nhà tạo lập CCQ ETF?
Định nghĩa
- Nhà tạo lập thị trường là một tổ chức mua bán một loại chứng khoán (ETF) trên thị trường chứng khoán, qua đó tạo ra thị trường cho loại chứng khoán đó.
- Market Maker hoạt động theo quy định tại Điều 8 Nghị định 86/2016/NĐ-CP, Điều 12 Thông tư 203/2015/TT-BTC, Điều 11 Thông tư 229/2012/TT-BTC và Quyết định 194 về sửa đổi bổ sung Quyết định 367 về Quy chế họat động của Nhà tạo lập thị trường được quy định bởi Sở GDCKHN.
- Các CTCK, ngân hàng giám sát, thành viên lập quỹ là các đối tượng có thể đăng ký làm market maker.
Cơ chế và mục tiêu hoạt động
- Market-maker tạo thanh khoản cho các chứng khoán có thanh khoản thấp hoặc không có giao dịch.
- Market Maker phải niêm yết giá 2 chiều trong vòng 5 phút sau 10p gặp các trường hợp:
–Không có lệnh mua & lệnh bán hoặc chỉ có lệnh mua/bán mà không có lệnh đối ứng.
–Tỷ lệ chênh lệch giá vượt quá mức quy định
–Giá yết phải đảm bảo chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán không vượt quá 5%
Điều kiện CTCK làm Nhà tạo lập thị trường
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn tại Khoản 1 Điều 10 – Thông tư 203/2015/TT-BTC
+ Có đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán và được HĐQT thông qua làm thành viên tạo lập thị trường.
+ Là thành viên TTLK và không trong tình trạng cảnh báo về tỷ lệ vốn khả dụng theo quy định pháp luật chứng khoán về an toàn tài chính, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
+ Không có lỗ lũy kế lớn hơn hoặc bằng 50% vốn điều lệ tính theo báo cáo tài chính năm gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét (nếu có).
+ Tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất kể từ thời điểm ĐK làm TVTT thị trường.
+ Ý kiến kiểm toán tại báo cáo tài chính năm gần nhất phải là ý kiến chấp nhận toàn phần;
- Đăng ký với Sở giao dịch chứng khoán làm Thành viên Tạo lập thị trường.
- NHGS, CTCK là thành viên Lập Quỹ, CTCK đủ điều kiện làm Nhà tạo lập chứng khoán phải ký hợp đồng với Quỹ ETF để được làm thành viên tạo lập cho Quỹ ETF.
- Hồ sơ đăng ký làm TVTL theo Điều 5 Quyết định 367 của Sở GDCK Hà Nội
Nhìn chung, mình mong muốn làm chi tiết hơn nữa cho mọi người hiểu, nhưng nó quá dài nên không thể làm hết, mọi người có thể xem các luật được trích dẫn mà tham khảo thêm.
Nguồn: Lão Trịnh