Trong báo cáo triển vọng năm 2019 tôi đặc biệt nhấn mạnh đến ngành dầu khi, như là một ưu tiên chiến lược đầu tư. Để khẳng định hơn cho lập trường đó, tôi xin thông tin thêm về triển vọng giá dầu thế giới dựa trên yếu tố cung cầu. Các số liệu trên đây được lấy dựa trên báo cáo gần nhất của OPEC và được định hướng theo góc nhìn của cá nhân người viết. Hi vọng đóng góp thêm thông tin hữu ích cho các bạn.
Triển vọng kinh tế toàn cầu
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2019 đạt mức 3.3% (theo dự báo của IMF và OECD). Trong đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ được dự báo tăng trưởng 2.5% trong năm 2019 (giảm so với 2.9% trong 2018), khu vực EU dự báo tăng trưởng 1.3% trong 2019 (giảm so với mức 1.8% trong 2018), Nhật Bản dự báo tăng trưởng dưới mức 0.7% trong năm 2019, Ấn Độ ở mức 7.1% trong năm 2019 (giảm so với 7.3% trong 2018), Trung Quốc tăng trưởng 6.1% trong 2019 (giảm so với 6.1% trong 2018), Brazil tăng trưởng 1.8% trong 2019 (tăng so với 1.1% trong 2018) và Nga dự báo tăng trưởng đạt 1.6% trong 2019.
Nhu cầu dầu mỏ thế giới
Trong năm 2019, dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới tăng 1.24 triệu thùng/ngày so với 2018, tổng nhu cầu dầu mỏ ước đạt khoảng 99.96 triệu thùng/ngày. Dự báo 2019, như cầu tăng khoảng 0.24 triệu thùng đến từ các quốc gia thuộc OECD và 1 triệu thùng/ngày đến từ nhu cầu của các quốc gia non-OECD.
Bảng dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2019
Nguồn cung dầu mỏ thế giới
Cung dầu của khối ngoài OPEC dự báo tăng 2.24 triệu thùng/ngày và đạt trung bình 64.43 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Dự báo này do sản lượng Canada tăng mạnh trong tháng 4/2019 và tăng trưởng sản lượng cao hơn kỳ vọng của Sudans. Tương tự năm 2018, các quốc gia như Mỹ, Brazil, Nga, UK và Úc dự kiến sẽ tăng trưởng sản lượng, trong khi đó Mexico, Norway, Indonesia và Vietnam sẽ là các quốc gia giảm sản lượng nhiều nhất. Khối OPEC NGLs và non-conventional được dự báo đạt sản lượng trung bình 5.07 triệu thùng/ngày trong năm 2019. Trong tháng 2/2019, sản lượng của khối OPEC đạt trung bình khoảng 30.55 triệu thùng/ngày.
Tổng cung khối OPEC trong 2 tháng đầu năm 2019
Dự báo tổng cung khối non-OPEC trong năm 2019
Như vậy, tổng chung lại thì tổng nguồn cung dầu mỏ thế giới ước đạt khoảng 100,05 triệu thùng/ngày. Như vậy, là trong 2 tháng đầu năm khối OPEC+ đã cắt giảm gần 1 triệu thùng/ngày và nếu đúng như cam kết cắt giảm 1.195 triệu thùng/ngày (trong 6 tháng đầu năm 2019) thì phía cung sẽ cân bằng với cầu trong quý 2/2019.
Kết luận
Như vậy, chúng ta cần lưu ý hai vấn đề khi nhìn nhận giá dầu trong năm 2019 như sau:
Thứ nhất, cam kết cắt sản lượng của OPEC+ chỉ kéo dài trong 6 tháng đầu năm 2019, khi đó phía cung sẽ bằng hoặc thấp hơn một chút so với mức cầu, đẩy giá tăng. Do đó, cần phải xem xét liệu thỏa thuận này của OPEC+ có tiếp tục được gia hạn cho 6 tháng cuối năm hay không.
Thứ hai, với mức giá hiện tại (trong khoảng 60-70$) thì một vài quốc gia như Nga, Iran, Irad, Kuwait, Quatar, Kazakhstan… đủ đảm bảo về mặt ngân sách, nên họ sẽ không có nhiều áp lực để phải cắt giảm thêm sản lượng, giá khó vượt được mức giá 70$.
Về mặt cá nhân, tôi dự báo giá dầu sẽ ổn định trong khoảng 60-70$ cho hết quý 2/2019, sau đó có khả năng giảm trở lại trong giai đoạn quý 3-4/2019.
Nguồn: Lão Trịnh