Sau khi Lưu Bị đoạt được Kinh Châu, nước Thục cố gắng liên minh với Ngô để đối trọng với Ngụy, vì họ hiểu rằng nước Ngụy đang rất mạnh mà họ chỉ là nước yếu, nếu đơn thương chiến đấu thì chắc chắn sẽ bị nước Ngụy tiêu diệt. Nhà Ngụy sau thất bại ở Xích Bích họ cần thời gian để chuẩn bị hậu cần cho đầy đủ hơn, và họ cũng hiểu không thể đánh được Thục hay Ngô khi họ đang liên minh. Thế chân vạc cơ bản ổn định.
Tuy nhiên, cục diện đã thay đổi hoàn toàn khi Lưu Bị chiếm được đất Thục, khi ấy nước Thục có diện tích lớn hơn rất nhiều so với Ngô và ngang ngửa với Ngụy. Vùng đất của họ chiếm đóng lại là vùng đất trù phú, chẳng mấy chốc mà họ đã tích lũy đủ hậu cần cho việc tranh bá thiên hạ.
Hai nhà Ngụy và Thục đều hiểu họ là đối thủ chính của nhau, mà chỉ cần tiêu diệt được một bên kia thì gần như họ đã chiếm được thiên hạ. Hai bên đều mong muốn Ngô liên minh về phía mình hoặc ít nhất là không hành động gì khi họ đang đánh bên còn lại.
Tương tự như vậy, thời nay Trung Quốc với tốc độ phát triển kinh tế như vũ bão, chỉ trong khoảng thời gian ngắn họ đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Xét trên nhiều phương diện họ vẫn chưa thể so sánh bằng Mỹ, nhưng họ hiểu rằng sự chênh lệch giữa họ và Mỹ không còn quá xa, hơn nữa với nền kinh tế lớn như vậy thì nếu chỉ với tầm ảnh hưởng hiện tại họ sẽ không có được nhiều quyền lợi và họ muốn được phân chia lại thế giới.
Để làm được điều đó, chính phủ mới của ông Tập đã thay đổi chiến lược từ “ẩn mình chờ thời” của ông Đặng Tiểu Bình qua từng bước tranh giành sự ảnh hưởng của Mỹ lên thế giới. Ông Tập đã đưa ra một sáng kiến rất tham vọng là “Một vành đai, Một con đường”, hay nói đơn giản thì hình thành nên một con đường thương mại mới dựa trên “con đường tơ lụa” cổ. Vậy để biết được cách thức thực hiện của họ thế nào thì chúng ta hay đi tìm hiểu về “con đường tơ lụa truyền thống” và so sánh nó với “con đường tơ lựa hiện đại”.
Con đường tơ lụa truyền thống
Con đường tơ lụa (The Silk Road) là một tuyến đường thông thương quan trọng của nhân loại trong suốt một thời gian dài lịch sử. Nhờ có con đường tơ lụa, những vùng đất, nền văn hóa mới được tìm ra và là động lực cho sự phát triển của cả châu Á, châu Âu trên nhiều lĩnh vực.
Lịch sử hình thành
Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 2 TCN, khi ấy Trương Kiên – một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để liên minh với những quốc gia và dân tộc mới. Ông phát hiện ra các nền văn hóa mới với nhiều sản vật phong phú nên mang về nước, từ đó việc trao đổi hàng hóa trở nên tấp nập hơn.
Gọi là con đường tơ lụa vì mặt hàng buôn bán chính và đầu tiên trên con đường huyền thoại chính là tơ lụa. Vào thế kỷ thứ 3 TCN, Trung Quốc đã tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa sớm nhất trên thế giới. Người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc… đến Ba Tư và La Mã để trao đổi, đồng thời những doanh nhân các vùng ở phía Tây cũng tìm đường đến với Trung Hoa.
Từ đây, con đường tơ lụa phát triển với tốc độ chóng mặt, bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải đến tận châu Âu. Các mặt hàng từ tơ lựa phát triển lên đa dạng hơn như: đá quý, các loại gia vị, khoáng sản, thuốc… hay cả các loài động vật.
Từ thế kỷ thứ VII, con đường tơ lụa trên biển ra đời bởi các thương gia Ả Rập. Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến Trung Quốc buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn.
Thông qua con đường này, văn hóa các nước cùng nhiều tôn giáo được giao thoa khắp nơi, con đường tơ lụa còn tạo nên động lực để thúc đẩy khoa học phát triển trong thời kỳ này.
Lịch sử suy tàn của con đường tơ lụa
Các lợi ích mà con đường tơ lụa mang lại quả là rất lớn, nhưng sau nhiều năm phát triển và trãi qua nhiều cuộc chiến tranh liên miên cùng nạn đạo tặc, cướp phá khiến cho những đoàn người buôn bán luôn gặp nguy hiểm, con đường tơ lụa vĩ đại dần suy thoái.
Cuối cùng con đường tơ lụa vĩ đại cũng tan rã vào thập niên 1400 bằng việc nhà Minh lên nắm quyền khống chế con đường tơ lụa, bắt nộp thuế cao khiến nhiều thương gia phải tìm kiếm con đường khác, đường biển. Các thương gia Ả Rập, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan kéo đến buôn bán theo đường biển. Người Ba Tư (Iran ngày nay) dần học được cách làm tơ lụa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm. Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất.
Con đường tơ lụa hiện đại
Năm 2013, Trung Quốc công bố sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (OBOR), “Con đường tơ lụa trên biển” (MSR) là một bước đi kinh tế chính trị có ảnh hưởng chiến lược toàn cầu, không những nó khôi phục lại con đường tơ lụa cổ mà còn mở rộng hơn qua đường biển, kiến tạo một hệ thống vận tải biển khổng lồ đi qua Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và vươn tới Đại Tây Dương.
Con đường tơ lụa trên biển xuất phát từ Phúc Châu, đi qua Biển Đông, qua eo biển Malacca, mở nhánh phụ qua Lombok và Sunda (Indonesia), rồi sau đó dọc theo Ấn Độ Dương ở phía bắc đến Vịnh Ba Tư, Biển Đỏ, Vịnh Aden tới Đại Tây Dương…Nhìn vào đó có thể thấy, Biển Đông chính là điểm quan trọng nhất trong việc hình thành nên chiến lược con đường tơ lụa trên biển, do đó, Trung Quốc sẽ bằng mọi giá áp cố gắng áp đặt được quyền lực lên khu vực này.
Trung Quốc dự kiến chi hàng trăm tỷ USD để đầu tư cho các nước mà con đường tơ lụa sẽ đi qua, số lượng các nước mà con đường đi qua đã tăng từ 65 nước lên 100 nước gần đây. Sáng kiến “Vành đai và con đường” là minh chứng rõ ràng nhất cho quyết tâm của ông Tập nhằm từ bỏ phương châm “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình.
Rõ ràng nếu dự án này được thực hiện thành công, thì giao thương của thế giới sẽ bước sang một trang mới, mà ở đó Trung Quốc sẽ trở thành một cường quốc có sức ảnh hưởng không thua kém Mỹ.
Để thực hiện cho tham vọng này, về mặt kinh tế Trung Quốc sẽ đầu tư vào các quốc gia trên tuyến đường tơ lụa một lượng vốn khổng lồ, điều này cho phép họ có sức ảnh hưởng nhất định đến chính quyền nước sở tại. Hơn nữa, việc phụ thuộc vào vốn của Trung Quốc trong khi phương án trả nợ và tính hiệu quả vẫn còn bỏ ngỏ cũng là một mối lo cho những quốc gia nhận được nguồn vốn này.
Ngoài ra, lâu nay Trung Quốc cũng luôn có tham vọng đưa đồng tiền Nhân Dân Tệ cạnh tranh với Dolar Mỹ như là một trong những đồng tiền thanh toán quốc tế, nếu chiến lược của ông Tập mà thành công thì sẽ có rất nhiều quốc gia chấp nhận thanh toán và xem Nhân dân tệ như đồng tiền thanh toán trung gian.
Không những trên mặt trận kinh tế, làm cho quốc gia sở lại phụ thuộc vào nguồn vốn Trung Quốc mà về mặt quân sự họ cũng sẽ có cớ để vươn ra toàn cầu, với lý do bảo vệ tài sản của họ. Rõ ràng, tham vọng này mang tầm chiến lược rất lớn và có thể giúp cho Trung Quốc phân chia lại sức ảnh hưởng toàn cầu với Mỹ.
Những điểm quan trọng mà Trung Quốc cần giải quyết để hình thành nên con đường tơ lụa
Về kinh tế
Một trong những khó khăn đầu tiên đó chính là về nguồn vốn khổng lồ để thực hiện tam vọng này. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á cho biết đến năm 2030 cần phải đầu tư hơn 260 nghìn tỷ USD cho cơ sở hạ tầng của khu vực thực hiện những dự án “Vành đai, Con đường” để giữ cho các nền kinh tế phát triển. Ngoài ra, công ty tư vấn BMI Research đã lập một cơ sở dữ liệu trị giá 1,8 nghìn tỷ USD về những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng có sự tham gia của Trung Quốc bố trên khắp châu Á, châu Phi và Trung Đông. Rất nhiều trong số đó vẫn đang còn trên giấy tờ và một số dự án phải đến 30 năm nữa mới được thực hiện.
Để thực hiện được tham vọng này thì vốn vẫn chưa phải là vấn đề khó khăn nhất mà chính là các dự án được đầu tư tại các quốc gia đó. Nhiều dự án với quy mô lớn nhưng tính hiệu quả không cao, lại ép các quốc gia sở tại phụ thuộc nợ vào vốn Trung Quốc làm vấp lên một luồng ý kiến phản đối mạnh mẽ về tính hiệu quả của chiến lược này với các nước tham gia.
Nhiều dự án Trung Quốc đầu tư làm thay đổi diện mạo khu vực, trong đó cũng có rất nhiều dự án làm biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, gây áp lực trả nợ nên nước sở tại, làm biến đổi khí hậu, ngăn dòng chảy của các con sông lớn, hay xả thải ra môi trường…Có nhiều sự án trong số này đã bị phản đối và ngừng triển khai như: dự án đập Diamer-Bhasha ở Pakistan, dự án đường sắt cao tốc trị giá 15 tỷ USD ở Thái Lan….
Về chính trị
Các quốc gia lớn lẽ dĩ nhiên sẽ hiểu được ý đồ của Trung Quốc và họ rất không hài lòng, Washington, Moscow và New Delhi đang khó chịu trước việc Bắc Kinh cố gắng sử dụng “Vành đai, Con đường” để phát triển một cấu trúc chính trị tập trung vào Trung Quốc, làm xói mòn ảnh hưởng của họ.
Đối với Nga, việc sáng kiến này được thực hiện sẽ làm giảm đi ảnh hưởng của họ với khi vực Trung Đông như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, và khu vực Tây Á. Hơn nữa, nếu như liên kết theo kiểu con đường tơ lụa cổ thì nước Nga gần như bị cô lập bởi một liên minh kinh tế mà trong đó Trung Quốc làm lãnh đạo.
Đối với Mỹ, có kẻ đang muốn phân chia lại sức ảnh hưởng lên thế giới với họ là điều khiến người Mỹ không hài lòng. “Khi bạn là số một, bạn sẽ không muốn để kẻ khác âm mưu chiếm đi vị thế đó của bạn”, đó có thể là những suy nghĩ trong đầu của tầng lớp chóp bu của Mỹ.
Nước Mỹ đã cố bao vây Trung Quốc bằng cả kinh tế và quân sự.
Về mặt kinh tế, các hiệm định thương mại với các quốc gia khác mà không có Trung Quốc chính là rào cản để Mỹ cách ly Trung Quốc khỏi nhóm quyền lợi mà Mỹ đang là lãnh đạo, trong đó hiệp định TPP là một ví dụ cho ý tưởng tách Trung Quốc ra khỏi liên minh thương mại do Mỹ cầm đầu.
Về mặt Quân sự, các liên minh quân sự và các điểm đóng quân của Mỹ đã bao vây Trung Quốc và được Mỹ tính toán từ rất lâu trước đó. Phía Đông và Đông Nam của Trung Quốc gần như bị cô lập bởi các liên minh của Mỹ, các chuỗi đảo thứ nhất, thứ hai và thứ ba của Mỹ như bức tường “vạn lý trường thành” chia cắt Trung Quốc với khu vực biến, khiến Trung Quốc không thể vươn xa thành cường quốc quân sự biển được. Các phía còn lại của Trung Quốc thì bị Mỹ, Ấn, Nga bao vây.
Nói chung, Trung Quốc từ lâu đã ôm mộng xưng bá thế giới với Mỹ, điều này khiến Mỹ phải để mắt tới họ từ rất lâu. Mỹ xây dựng một bức tường xung quanh Trung Quốc không cho họ có khả năng vươn mình ra để cạnh tranh với Mỹ về kinh tế và quân sự. Còn Trung Quốc với nền kinh tế đang lớn mạnh, họ đang từng bước tạo những đợt sóng trào để phá tan bức tường do Mỹ xây dựng.
Cũng chính vì vậy, mà Đài Loan và Biển Đông sẽ là những nơi mà Trung Quốc nhất định phải khoan thủng nếu muốn thoát khỏi bức tường bao vây của Mỹ, khu vực này sẽ trở thành tâm điểm khu vực Thái Bình Dương.
Phần tiếp theo sẽ trình bày về: Mỹ và Nga cần làm gì để ngăn Trung Quốc lập lại trật tự thế giới
Tham khảo phần 1: https://vfin.vn/trat-tu-the-gioi-hien-dai-tam-quoc-chi/
Nguồn: Lão Trịnh