Ichimoku Kinko Hyo là một kỹ thuật đồ thị được tạo ra trước thế chiến thứ 2 bởi 1 phóng viên người Nhật là Goichi Hosoda, đã nhanh chóng trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.
Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là “Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian”, phác hoạ lại diễn biến của giá trên biểu đồ một cách trực quan giúp các Trader có một cái nhìn sâu sắc hơn, toàn diện hơn vào hành động giá để nhanh chóng xác định xu thế sắp tới và thời điểm thích hợp để ra/vào thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.
Trong giao dịch nhiều nhà đầu tư sẽ thắc mắc nên dùng set up các tiêu chuẩn đầu vào của Ichimoku như thế nào, thì phần sau tôi sẽ show ra cho các bạn code tiêu chuẩn khi sử dụng Ichimoku. Nếu các bạn muốn học thêm về PTKT thì hãy đăng ký thêm tại đây.
Như mọi người đã biết, Ichimoku được biết đến với 5 đường cơ bản:
- Tenkan Sen.
- Kijun Sen.
- Senkou Span A (một phần của mây Kumo).
- Senkou Span B (phần khác của mây Kumo).
- Chikou Span.
Số học Ichimoku – ba trụ cột cơ bản
Hơn 95% các Trader, các thầy dạy trade, các chuyên gia phân tích đều xem 5 đường nói trên là yếu tố cơ bản của Ichimoku. Nhưng thật ra điều đó chưa đúng. Cơ sở của Ichimoku bao gồm 3 trụ cột chính được liệt kê dưới đây:
- Lý thuyết số học Ichimoku.
- Lý thuyết sóng Ichimoku.
- Lý thuyết giá Ichimoku.
Đây là 3 trụ cột chính làm nên cơ sở của Ichimoku, nhưng gốc rễ của cả 3 cột trụ này đều đến từ lý thuyết số học của Ichimoku.
Goichi Hosada (người sáng lập nên Ichimoku) đã dành hơn 4 năm để nghiên cứu và phát triển Ichimoku dựa trên lý thuyết số học. Ông nghiên cứu rất nhiều lý thuyết từ phương Đông đến phương Tây, và cuối cùng dừng lại với 3 con số mà ông cho là quan trọng nhất với Ichimoku. Bạn có lẽ cũng đã biết về 3 con số đó: đó là 9, 17 và 26. Đây là lý do vì sao đường Kijun Sen được thiết lập với chu kỳ 26, con số 26 liên quan đến công trình của riêng Goichi, không liên quan đến 6 ngày giao dịch trong một tuần theo thị trường tài chính Nhật Bản (và có rất nhiều Trader hiểu nhầm vấn đề này). Điều này có nghĩa là cho dù bạn đang dùng khung thời gian nào để trade, việc thiết lập các thông số của Ichimoku cần được giữ nguyên vẹn y như bản gốc.
Số học Ichimoku – nguyên tắc 10 số
Bạn đã biết có 3 số quan trọng nhất trong Ichimoku, nhưng hệ thống của Ichimoku có đến tất cả là 10 số, bao gồm các số sau:
- 9 -17 – 26 là 3 số quan trọng nhất.
- Các số khác bao gồm: 33 – 42 – 65 – 76 – 129 -172 – 200 – 257
Các con số trên đều có liên quan với nhau và được Goich tính toán, chúng cũng có sự liên kết như dãy số Fibonancci, tuy nhiên việc đó các bạn có thể tìm hiểu thêm.
Tóm lại, mọi người cần nắm rõ Ichimoku không phải là lý thuyết về 5 đường cơ bản (Kijun Sen, Tenkan Sen…) nó là một học thuyết vững chắc xây dựng trên lý thuyết số học, lý thuyết về giá và về sóng. Ichimoku bản thân nó đã là một hệ thống và một phương pháp độc lập, không cần kết hợp với các phương pháp nào khác. Goichi Hosada đã từng nói về điều này vào giữa những năm 80: “Trong số 10.000 người sử dụng ichimoku, có lẽ chỉ có 10 người là thực sự hiểu Ichimoku.”
Sau đây là code Ichimoku đã được mình thiết lập sẵn, trong đó có thêm các đường số học nhằm tăng thêm tính dự báo cho Ichimoku, bạn nào thích có thể copy về dùng.
===========================================
_SECTION_BEGIN(“ICHIMOKU_LAO TRINH”);
SetChartOptions(0,chartShowArrows|chartShowDates);
_N(Title = StrFormat(“{{NAME}} – {{INTERVAL}} {{DATE}} Open %g, Hi %g, Lo %g, Close %g (%.1f%%) Vol ” +WriteVal( V, 1.0 ) +” {{VALUES}}”, O, H, L, C, SelectedValue( ROC( C, 1 )) ));
Plot( C, “Close”, ParamColor(“Color”, colorBlack ), styleNoTitle | ParamStyle(“Style”) | GetPriceStyle() );
if( ParamToggle(“Tooltip shows”, “All Values|Only Prices” ) )
{
ToolTip=StrFormat(“Open: %g\nHigh: %g\nLow: %g\nClose: %g (%.1f%%)\nVolume: “+NumToStr( V, 1 ), O, H, L, C, SelectedValue( ROC( C, 1 )));
}
LT65 = ( HHV( H, 65 ) + LLV( L, 65) )/2;
LT129 = ( HHV( H, 129 ) + LLV( L, 129) )/2;
KS = ( HHV( H, 26 ) + LLV( L, 26) )/2;
TS = ( HHV( H, 9 ) + LLV( L, 9 ) )/2;
//CS = Ref( C, 26 );
CS=C;
Span1 = (( KS + TS )/2);
Span2 = (HHV( H, 52) + LLV(L, 52))/2;
Plot(LT129,”LT129″,colorBlack,styleDots);
Plot(LT65,”LT65″,colorOrange,styleDots);
Plot(KS,”Kijun Sen”,colorBlue);
Plot(TS,”Tenkan Sen”,colorRed);
Plot(CS,”Chikou Span”,colorBrightGreen,styleLine|styleThick,Null,Null,-26);
Plot(Span1,””,colorBrown,1,0,0,26);
Plot(Span2,””,colorLightOrange,1,0,0,26);
PlotOHLC(Span1,Span2,Span1,Span2,””,IIf(Span1>Span2,colorBrightGreen,colorLightGrey),styleCloud|4096,0,0,26);
_SECTION_END();
==========================================
Nếu vẫn chưa biết cách đưa thêm code vào Amibroker thì tham khảo tại đây .
Nguồn: Lão Trịnh