Trái phiếu là một giấy tờ xác nhận vay nợ dài hạn được phát hành bởi tổ chức (Chính phủ hoặc Doanh nghiệp) cho người mua và cam kết trả nợ kèm theo một khoản lợi tức trên giá trị phát hành. Ngày nay, công cụ này càng phổ biến ở Thị trường tài chính Việt Nam, do đó sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu, vì vậy bài này mình tổng hợp các kiến thức quan trọng dễ hiểu để NĐT nắm.
1. Một vài định nghĩa cơ bản
- Mệnh giá (Face Value – Par Value – Principal): là giá ghi trên bề mặt trái phiếu theo quy ước.
- Coupon: là lãi của trái phiếu được trả định kỳ, đối với loại trái phiếu có trả lãi định kỳ.
- Lãi Coupon: lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết chi trả theo định kỳ
- Lợi suất trái phiếu (Yield): là lợi nhuận trên khoản đầu tư trái phiếu, được tính theo phần trăm của giá trị đầu tư.
- Kỳ đáo hạn (Maturity): là thời hạn mà trái phiếu được đến ngày trả lại vốn gốc cho nhà đầu tư nắm giữ.
- Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity – YTM): là lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu mua trái phiếú.
- Thời gian đáo hạn bình quân (Duration): là thước đo mức độ nhạy của giá trái phiếu với sự thay đổi của lợi suất trái phiếu và là công cụ được sử dụng rộng rãi khi đo lường rủi ro trái phiếu.
- Giá sạch (clean price) = giá phẳng (flat price) = giá yết: giá sạch là giá của trái phiếu coupon, trong đó không bao gồm các khoản thanh toán lãi tích lũy. Giá sạch thường là là giá được niêm yết trên các trang thông tin tài chính.
- Giá bẩn (dirty price) = giá thỏa thuận (trading price): Giá bẩn là giá được niêm yết của trái phiếu, giá này gồm mệnh giá chuẩn kèm theo các khoản lãi tích lũy phát sinh từ lãi của trái phiếu coupon. Những khoản lãi tích lũy tăng theo từng ngày được phản ánh vào giá niêm yết của trái phiếu giữa các kì thanh toán. Nói một cách ngắn gọn, giá bẩn là giá đã bao gồm các khoản lãi tích lũy trong khi giá sạch thì không.
- Lãi tích tụ (accrued interest): là khoản lãi mà người bán trái phiếu phải được hưởng do đã giữ trái phiếu kể từ lần trả lãi trước đến ngày thanh toán.
2. Các thông tin quan trọng về trái phiếu
Giá trái phiếu: trái phiếu được phát hành với giá phát hành E (issua price), nếu giá phát hành bằng mệnh giá gọi là phát hành ngang giá, nếu nhỏ hơn mệnh giá gọi là phát hành dưới giá, khi đó nhà đầu tư có một khoản lãi vốn thay cho lãi Coupon.
- Trái phiếu phát hành thấp hơn mệnh giá (Zezo Coupon) là trái phiếu không trả lãi định kỳ, trái chủ sẽ được mua với giá thấp hơn mệnh giá và phần chênh lệch đó là lợi suất đầu tư của họ.
- Trái phiếu Coupon: là trái phiếu trả lãi định kỳ, kỳ cuối cùng trái chủ nhận được mệnh giá cộng với lãi kỳ cuối.
- Trái phiếu thanh toán dần định kỳ: là trái phiếu mà ngoài lãi thì gốc cũng được trả dần (chưa thịnh hành ở VN).
Giá mua lại trái phiếu (Redemption) là giá mà người phát hành sẽ thanh toán cho trái chủ khi đáo hạn, thỉnh thoảng thì giá mua lại có thể cao hơn mệnh giá.
Giá sạch (clean price) = giá phẳng (flat price) = giá yết: giá sạch là giá của trái phiếu coupon, trong đó không bao gồm các khoản thanh toán lãi tích lũy. Giá sạch thường là là giá được niêm yết trên các trang thông tin tài chính.
Giá sạch không bao gồm bất kì một khoản lãi nào giữa trong các khoản thanh toán lãi tích lũy định kì của trái phiếu, điều này trái ngược hoàn toàn với giá bẩn. Trái phiếu coupon hay các khoản thanh toán lãi trái phiếu thường được trả theo định kì nửa năm. Tuy nhiên, tùy vào từng công ty phát hành mà người mua có thể lựa chọn trái phiếu trả lãi hàng năm, hàng quí hoặc thậm chí là hàng tháng. Khi niêm yết giá trái phiếu, đó có thể là giá sạch hoặc giá bẩn.
Giá bẩn của trái phiếu bao gồm cả lãi tích lũy từ lãi suất trái phiếu coupon. Nếu niêm yết giá trái phiếu giữa các ngày thanh toán lãi coupon thì lãi tích lũy cũng được phản ánh vào giá niêm yết. Nói một cách ngắn gọn, giá bẩn của trái phiếu là giá đã bao gồm cả lãi tích lũy.
Giá sạch thường được xuất hiện nhiều ở thị trường trái phiếu Hoa kỳ, trái ngược với thị trường trái phiếu ở châu Âu, nơi mà giá niêm yết hầu như là giá bẩn.
Giá bẩn (dirty price) = giá thỏa thuận (trading price): Giá bẩn là giá được niêm yết của trái phiếu, giá này gồm mệnh giá chuẩn kèm theo các khoản lãi tích lũy phát sinh từ lãi của trái phiếu coupon. Những khoản lãi tích lũy tăng theo từng ngày được phản ánh vào giá niêm yết của trái phiếu giữa các kì thanh toán. Nói một cách ngắn gọn, giá bẩn là giá đã bao gồm các khoản lãi tích lũy trong khi giá sạch thì không.
Lãi tích lũy được sinh ra từ trái phiếu coupon ở thời điểm giữa những kì thanh toán. Lãi tích lũy sẽ tăng theo mỗi ngày, và sẽ trở về con số 0 khi kết thúc kì thanh toán. Con số này lại tiếp tục tăng theo từng ngày khi trái phiếu bước sang kì thanh toán mới. Vào ngày thanh toán trái phiếu định kì, chỉ số giá sạch và giá bẩn sẽ tương đương nhau. Kê từ thời điểm trái phiếu không có lãi tích lũy cho đến khi ngày đầu tiên của kì thanh toán mới bắt đầu, lãi tích lũy bắt đầu tăng, khiến cho mức độ chênh lệch giữa giá sạch và giá bẩn ngày biến động.
Giá bẩn đôi khi còn được gọi là giá cộng dồn. Ở thị trường trái phiếu Hoa Kỳ, giá sạch thường được niêm yết nhiều hơn trong khi ở thị trường trái phiếu châu Âu, giá bẩn lại xuất hiện thường xuyên hơn. Giá bẩn cho phép nhà phát hành trái phiếu tính toán được giá chuẩn của trái phiếu từ khi kết thúc kì thanh toán trước cho đến khi trái phiếu bắt đầu phát sinh lãi tích lũy. Do đó, ngày phát hành trái phiếu sẽ phản ánh giá trái phiếu có kèm theo bất cứ khoản lãi tích lũy nào hay không, đây là điều mà chúng ta có thể tính toán hàng ngày, giá thực sự mà người mua phải trả cho trái phiếu sẽ cao hơn so với giá được niêm yết trên các cổng thông tin tài chính, bởi nó kèm theo các khoản thanh toán lãi tích lũy và phí môi giới.
Lãi tích tụ (accrued interest): là khoản lãi mà người bán trái phiếu phải được hưởng do đã giữ trái phiếu kể từ lần trả lãi trước đến ngày thanh toán.
Lợi suất trái phiếu (yield): là lợi nhuận trên khoản đầu tư trái phiếu, được tính theo phần trăm của giá trị đầu tư. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị vốn lãi Coupon và giá trái phiếu đầu tư thì sẽ ảnh hưởng tới yield, do đó cơ bản gồm các yếu tố sau:
- Lãi suất Coupon
- Lạm phát và tỷ lệ lãi suất
- Mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành
- Các chương trình kích thích của Chính phủ và NHTW liên quan đến tiền tệ
- Các yếu tố kỹ thuật khác
Lợi suất đáo hạn (Yield to Maturity-YTM) là lãi suất hòa vốn trung bình của một trái phiếu nếu mua trái phiếu ở một thời điểm và giữ lại trái phiếu đó cho đến ngày đến hạn thanh toán.
- Lợi suất đáo hạn, nói thì khó hiểu nhưng bản chất nó là khi bạn bỏ số tiền P ra đầu tư, và nó mang lại cho bạn số tiền M sau một thời gian n. Vợ bạn hỏi vậy mỗi năm anh lời được nhiêu? => nếu bạn đầu tư 1 năm thì dễ tính, nhưng nếu bạn đầu tư chục năm thì sao mà tính?
- Do đó, áp dụng công thức nội suy theo sách, hoặc có cách là thay số M, n vào công thức FV rồi thử với r nào cho ra giá trị bằng với P là được.
- Có một giả định là tiền lãi bạn kiếm được hàng kỳ phải được tái đầu tư với cùng một tỷ lệ lãi trái phiếu đang xét, nếu không được thì gọi là rủi ro của việc tái đầu tư.
Thời gian đáo hạn bình quân (Duration) là thước đo mức độ nhạy của giá trái phiếu với sự thay đổi của lợi suất trái phiếu và là công cụ được sử dụng rộng rãi khi đo lường rủi ro trái phiếu. Thời gian đáo hạn bình quân đo lường mất bao lâu (năm) để một nhà đầu tư được hoàn trả giá trái phiếu bằng tổng dòng tiền của trái phiếu.
- Nói nôm na dễ hiểu Duration chính là thời gian hoàn vốn đầu tư, dựa trên dòng tiền sinh ra từ trái phiếu.
- Có 3 loại duration là Macaulay duration, Modified duration và Effective duration.
- Macaulay Duration là nguyên bản gốc của ông Macaulay, nghĩa là tính toán là tính toán khoảng thời gian trung bình để một trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) nhận được dòng tiền từ trái phiếu.
Như vậy, các yếu tố trong công thức trên ảnh hưởng tới Durationg gồm: YTM (dùng tính PV của dòng tiền CF), thời gian đáo hạn (Maturity), lãi Coupon, mật độ trả cổ tức (hàng tháng, 6 tháng, 1 năm);
- Modified Duration đo lường phần trăm thay đổi của giá trái phiếu khi YTM thay đổi 1%. Nó có mối liên hệ với Macaulay duration qua công thức:
YTM: lợi tức cho một kỳ trái tức Coupon.
- Effective Duration cũng đo lường phần trăm thay đổi của giá trái phiếu khi YTM thay đổi 1%. Điểm khác biệt giữa effective duration và modified duration là effective duration cho phép trái phiếu thay đổi dòng tiền, còn modified duration (và Macaulay duration) đều giả sử rằng dòng tiền không đổi khi YTM thay đổi.
- Ý nghĩa phổ biến nhất của (modified hoặc effective) Duration là để ước lượng sự thay đổi về giá một trái phiếu, với một mức thay đổi cho trước của YTM, điều này giúp NĐT hình dung được trong bối cảnh lợi suất trái phiếu thay đổi thì giá trái phiếu nên tăng giảm thế nào?.
% thay đổi P = – Modified Duration * thay đổi mức độ thay đổi của YTM
(Ví dụ: Modified Durationg tính được là 4.5 năm, thì YTM thay đổi 0.5% thì P1-giá trái phiếu giảm 4.5*0.5%=2.25% so với giá P0)
Tham khảo thêm:
- https://vfin.vn/p2.thi-truong-trai-phieu-viet-nam/
- https://vfin.vn/p3-hieu-the-nao-ve-loi-suat-trai-phieu-bond-yeild/
- https://vfin.vn/p4-cac-yeu-to-tac-dong-den-loi-suat-trai-phieu-bond-yield/
Nguồn:Lão Trịnh