Phân tích ngành Cảng biển

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, với hệ thống cảng biễn trãi khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam, có lợi thế vô cùng to lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu. Với rất nhiều hiệp định song phương và đa phương đã được ký và chuẩn bị ký thì triển vọng của ngành cảng biển vẫn sẽ tiếp tục cao trong nhiều thập kỹ tới. Do đó, bài viết này sẽ sơ lược về ngành Cảng biển và các hoạt động liên quan để các bạn có cái nhìn tổng quan khi đi vào phân tích đầu tư.

1. Quy trình hoạt động ngành cảng biển-logistic

 

Các doanh nghiệp cảng biển thường hoạt động ở hai mảng: Dịch vụ cảng biển và Kho bãi-logistics

  • Dịch vụ cảng biển:

Bao gồm các hoạt động xếp dỡ hàng hóa, dịch vụ lưu kho hàng hóa, dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ kinh doanh kho bãi -container, dịch vụ đại lý hàng hải, quản lý tàu, dịch vụ trung chuyển Container quốc tế, môi giới hàng hải, cung ứng tàu biển, lai dắt tàu biển…

  • Dịch vụ Logistics:

Là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện và quản lý hiệu quả dòng chảy của vốn nhằm kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa từ khâu bảo quản nguyên liệu thô đến khâu hoàn thiện sản phẩm cũng như các thông tin liên quan đến quy trình này từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng để thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.

  • Dịch vụ kho bãi:

Là dịch vụ cho thuê kho bãi để chứa hàng hóa, đóng góp một tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển.

2. Hệ thống cảng biển ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài, với hệ thống cảng biễn trãi khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam, có lợi thế vô cùng to lớn trong hoạt động xuất nhập khẩu, vì vận chuyển đường biển được đánh giá là rẻ nhất trong giao thương quốc tế (chiếm 70-80% lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam).

Có thể nói, định hướng của Việt Nam sẽ trở thành một nước có tỷ trọng Xuất/nhập khẩu cao nhờ kết nối được khá đa dạng các hiệp định thương mại song phương và đa phương, do đó ngành cảng biển và vận tải biển chắc chắn sẽ còn phát triển rất nhanh trong tương lai.

Hình: Phân vùng nhóm cảng biển ở Việt Nam

2.1 Hệ thống Cảng biển Việt Nam được chia thành ba khu vực chính:

  • Khu vực phía Bắc (từ Quảng Ninh tới Ninh Bình)

Khu vực này gồm các cảng ở Quảng Ninh (Cẩm Phả, Cửa Ông, Hòn Gai, Cái  Lân, cảng Xăng dầu B12); ở Hải Phòng (Hải Phòng, Thượng Lý, Hải Đăng…); ở Thái Bình (cảng Diêm Điền).

Hình: Hệ thống Cảng ở Hải phòng

Hải Phòng là cụm cảng lớn nhất trong khu vực, với rất nhiều Cảng nằm dọc sông Cấm có thể tiếp nhận nhiều kích cỡ tàu từ nhỏ tới lớn.

  • Khu vực miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận)

Khu vực này gồm các cảng Cửa Lò, Bến Thuỷ (Nghệ An), Xuân Hải (Hà Tĩnh), Gianh (Quảng Bình), Thuận An (Thừa Thiên – Huế), Tiên Sa, Sông Hàn (Đà Nẵng), Sa Kỳ (Quảng Ngãi), Nha Trang, Ba Ngòi, Hòn Khói, Đầm Mơn (Khánh  Hoà), Quy Nhơn, Thị Nại (Bình Định). Ở khu vực này có các cảng mới bổ sung trong 10 năm gần đây như cảng  Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng, Thạch Khê (Hà Tĩnh), Cửa Việt (Quảng Trị),  Liên Chiểu, Chân Mây (Đà Nẵng), Dung Quất (Quảng Ngãi), Vân Phong (Khánh  Hoà). 

  • Khu vực phía Nam (từ Đồng Nai đến cực Nam)

Khu vực này bao gồm các nhóm cảng lớn như Nhóm cảng Thành phố Hồ Chí Minh (Cảng Sài Gòn, Tân Cảng, Cảng Cát Lái, Cảng Tân Thuận Đông, ảng Container quốc tế, VICT…), Nhóm cảng Vũng Tàu-Thị Vải (cảng Cát Lở, cảng Dịch vụ dầu  khí, cảng Vietsopetro, cảng Gò Dầu A, cảng Phú Mỹ…), Nhóm cảng thuộc đồng bằng Sông Cửu Long bao gồm: Cần Thơ, Mỹ Tho,  Đồng Tháp, Hòn Chuông… trong đó cảng Cần Thơ đóng vai trò quan trọng hơn cả.

Hình: Hệ thống Cảng ở Đông Nam Bộ

Nếu phân theo khu vực, thì khu vực Hồ Chí Minh và Vũng Tàu vẫn là nơi giao thương chiếm tỷ trọng lớn nhất, sản lượng thông qua khu vực Hồ Chính Minh có thể gần gấp đôi khu vưc Hải Phòng trong các năm gần đây.

2.2 Phân loại theo chức năng nhiệm vụ

Hệ thống cảng biển Việt Nam có các loại cảng:

– 03 Cảng trung chuyển và cửa ngõ quốc tế (loại IA): Hải PhòngBà Rịa – Vũng Tàu và cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa (Loại IA);

– 12 cảng tổng hợp quốc gia (Loại I), gồm: Quảng NinhNghi Sơn (Thanh Hóa), Nghệ AnHà Tĩnh, Thừa Thiên HuếĐà NẵngDung Quất (Quảng Ngãi)Quy Nhơn (Bình Định)Thành phố Hồ Chí MinhĐồng NaiCần Thơ.

– 19 cảng tổng hợp địa phương (Loại II) có phạm vi hấp dẫn và chức năng phục vụ chủ yếu trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành phố);

– Cảng chuyên dùng (Loại III) phục vụ trực tiếp cho các cơ sở công nghiệp tập trung, hàng qua cảng có tính đặc thù (dầu thô, sản phẩm dầu, than, quặng, xi măng, clinke, hành khách,…) và là một hạng mục trong tổng thể cơ sở công nghiệp. Riêng cảng chuyên dùng trung chuyển than nhập khẩu cho các nhà máy nhiệt điện sẽ bố trí đầu mối tiếp nhận, trung chuyển chung cho từng cụm nhà máy.

3. Các doanh nghiệp Cảng tiêu biểu đang niêm yết phân bố theo khu vực

  • Khu vực Miền Bắc:

Các cảng biển đã niêm yết và có giao dịch lớn tập trung hầu hết tại khu vực Hải Phòng như: MVN (Vinalines – Công ty mẹ của nhiều Cảng lớn: PHP, SGP, CDN, VSC…), PHP (Cảng Hải Phòng-Cảng Hoàng Diệu, Cảng Chùa Vẽ, Cảng Tân Vũ,…), GMD (Gemadept – Cảng Nam Hải, Cảng Nam Đình Vũ, Nam Hải Đình Vũ, Cảng Nam Hải ICD), VSC (Tập đoàn Container Việt Nam – Cảng Xanh, Cảng Xanh VIP, Cảng Vinalines Đình Vũ),  DVP (Cảng Đình Vũ), HAH (Cảng Hải An), DXP (Cảng Đoạn Xá)…

  • Khu vực Miền Nam: 

Các cảng phía Nam có công suất cao hơn và năm trong khu vực năng động nhất của Việt Nam, bao gồm: CLL (Cảng Cát Lái), PDN (Cảng Đồng Nai), SGP (Cảng Sài Gòn), CMIT (Cảng Quốc tế Cái Mép), GMD (Gemadept – Cảng Phước Long, Cảng Bình Dương, Cảng Dung Quất, Gemalink),

4. Những lưu ý khi phân tích nhóm cảng biển

– Hầu hết các công ty cảng biển đều hoạt động các mảng chính như Dịch vụ cảng biển và Kho bãi-Logistics (gọi tắt là Cảng), do đó chúng ta cần tách từng mảng ra để phân tích dòng tiền.

– Nhiều doanh nghiệp không chỉ hoạt động đơn thuần là Cảng như MVN (bao gồm Cảng và Vận tải), HAH (Cảng và Vận tải), GMD (Cảng và BĐS)…nên cũng cần tách mảng vận tải ra phân tích riêng.

– Chú ý tới công suất hàng hóa lưu thông và chi phí các dịch vụ để có thể dự phòng chính xác dòng tiền.

– Một lưu ý nhỏ, TEU là đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với một container tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). Do đó, khi quy đổi ra tấn thì nó sẽ không chính xác vì phụ thuộc vào loại hàng hóa được vận tải trong kích cỡ Container tương ứng trên.

(*) Phân tích các mã cổ phiếu riêng lẻ sẽ được đề cập ở các bài viết sau.

Nguồn: Lão Trịnh

Tham khảo

https://hptoancau.com/tong-quan-cac-cang-bien-chinh-tai-viet-nam/#Ban_Do_Cang_Bien_Viet_Nam_Theo_Nhom

https://dnlogis.com/blogs/trainning/he-thong-cang-bien-viet-nam

Tags: ,,,,