PTKT – Lý thuyết nền tảng của Ichimoku

Ngoài tuyệt chiêu sóng Elliott như trong các khóa học hàng tuần, thì Ichimoku cũng là một trong những công cụ hiệu quả trong giao dịch chứng khoán. Để có thể sử dụng thành thạo Ichimoku thì cần hiểu rõ về lý thuyết chính của nó, trước khi đi vào giao dịch và bài viết sẽ bàn các vấn đề liên quan đến khung thời gian, chu kỳ, cách thức cài đặt thông số cho Ichimoku.

Ichimoku được biết đến với 5 đường cơ bản:

  • Tenkan Sen.
  • Kijun Sen.
  • Senkou Span A (một phần của mây Kumo).
  • Senkou Span B (phần khác của mây Kumo).
  • Chikou Span.

Số học Ichimoku – ba trụ cột cơ bản

Hơn 95% các Trader, các thầy dạy trade, các chuyên gia phân tích đều xem 5 đường nói trên là yếu tố cơ bản của Ichimoku. Nhưng thật ra điều đó chưa đúng. Cơ sở của Ichimoku bao gồm 3 trụ cột chính được liệt kê dưới đây:

  • Lý thuyết số học Ichimoku.
  • Lý thuyết sóng Ichimoku.
  • Lý thuyết giá Ichimoku.

Đây là 3 trụ cột chính làm nên cơ sở của Ichimoku, nhưng gốc rễ của cả 3 cột trụ này đều đến từ lý thuyết số học của Ichimoku.

Goichi Hosada (người sáng lập nên Ichimoku) đã dành hơn 4 năm để nghiên cứu và phát triển Ichimoku dựa trên lý thuyết số học. Ông nghiên cứu rất nhiều lý thuyết từ phương Đông đến phương Tây, và cuối cùng dừng lại với 3 con số mà ông cho là quan trọng nhất với Ichimoku. Bạn có lẽ cũng đã biết về 3 con số đó: đó là 9, 17 và 26. Đây là lý do vì sao đường Kijun Sen được thiết lập với chu kỳ 26, con số 26 liên quan đến công trình của riêng Goichi, không liên quan đến 6 ngày giao dịch trong một tuần theo thị trường tài chính Nhật Bản (và có rất nhiều Trader hiểu nhầm vấn đề này). Điều này có nghĩa là cho dù bạn đang dùng khung thời gian nào để trade, việc thiết lập các thông số của Ichimoku cần được giữ nguyên vẹn y như bản gốc.

Lý thuyết số học Ichimoku – nguyên tắc 10 số

Bạn đã biết có 3 số quan trọng nhất trong Ichimoku, nhưng hệ thống của Ichimoku có đến tất cả là 10 số, bao gồm các số sau (hãy đọc thật kỹ, mình sẽ giải thích rõ ở phần dưới):

  • 9 -17 – 26 là 3 số quan trọng nhất.
  • Các số khác bao gồm: 33 – 42 – 65 – 76 – 129 -172 – 200 – 257

Giờ bạn có thể thử một phép tính như sau:

  • Lấy 9 + 17, được 26.
  • Lấy 26 + 17 = 42 +1
  • Lấy 33 + 9 = 42.
  • Lấy 33 x 2 = 65 +1
  • Lấy 42 + 33 = 76 -1
  • Lấy 65 × 2 = 129 + 1.
  • Lấy 129 + 42 = 172-1.

Như vậy, tất cả những con số này đều có sự liên quan mật thiết với nhau.

Lý thuyết sóng Ichimoku: 3 dạng sóng cơ bản

Có 3 dạng sóng cơ bản làm cơ sở cho lý thuyết sóng Ichimoku, bao gồm:

1. Sóng I.
2. Sóng V.
3. Sóng N.

Gọi là 3 dạng sóng cơ bản nhưng nó cũng giống như lý thuyết số học Ichimoku, mỗi thành phần lại liên đới với các thành phần còn lại. Hình dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sự liên quan của 3 dạng sóng:

ly-thuyet-song-trong-ichimoku-traderviet. ​

Nhìn vào hình trên, bạn có thể thấy sóng I là một phần của sóng V, rồi sóng V cũng là thành phần của sóng N. Sóng I chính là sóng đẩy hay sóng điều chỉnh theo thuật ngữ thường dùng của Trader sử dụng price action.

Sóng V là sự kết hợp một sóng đẩy với sóng điều chỉnh, hoặc hai sóng đẩy cùng lúc (sóng đẩy thứ hai đảo chiều sóng đẩy đầu tiên).
ly-thuyet-song-trong-ichimoku-traderviet-2. ​

Còn sóng N, là sóng phức tạp nhất, bao gồm một sóng điều chỉnh nằm giữa hai sóng đẩy. Sóng N bắt đầu bằng một sóng đẩy, hai sóng còn lại có thể tùy biến nhưng kết thúc phải tạo đỉnh cao hơn hay tạo đáy thấp hơn. Có thể hiểu sóng N là một xu hướng mới hình thành với quy mô nhỏ, vì thế nếu bạn phát hiện sóng N không tạo được đỉnh cao hơn hay đáy thấp hơn thì thị trường đã có sự thay đổi về cấu trúc sóng.

Bạn xem tiếp một ví dụ để hiểu đầy đủ về lý thuyết 3 dạng sóng cơ bản

ly-thuyet-song-trong-ichimoku-traderviet-1. ​

Chart đã được đánh dấu sẵn các sóng I. Bạn bắt đầu đếm các sóng V, sóng N trên chart như sau: từ bên trái, A-B-C hình thành sóng V; A-B-C-D là sóng N. Nhưng sóng N A-B-C-D có điểm D không cao hơn điểm B, sóng N này đã có sự thay đổi cấu trúc sóng.

Thị trường xuất hiện sóng I D-E, kết hợp các bước sóng cũ bạn lại có sóng N mới B-C-D-E. Chớ có đếm nhầm sóng N là C-D-E-F nhé các bạn vì sóng N phải bắt đầu từ một sóng đẩy. Sau khi tiếp tục hình thành sóng đẩy F-G, bạn thấy có sóng N mới xuất hiện D-E-F-G.

Sóng N vẫn tiếp tục di chuyển theo hướng giảm nhưng đến sóng H-I thì thị trường không tạo đáy thấp hơn được nữa. Câu chuyện lúc này lại giống với sóng A-B-C-D mà ta quan sát ngay từ đầu, tức là thị trường đang có sự thay đổi cấu trúc sóng. Tín hiệu này có thể là đảo chiều, cũng có thể là sideway trong tương lai, nhưng chắc chắn thị trường không thể tiếp tục xu hướng giảm vì đã có sự thay đổi trong cấu trúc của sóng N.

 

Lý thuyết sóng Ichimoku: áp dụng vào giao dịch thị trường

Sau khi đã nắm chắc kiến thức về lý thuyết sóng, bây giờ bạn có thể kết hợp các kỹ thuật trade để có một phương pháp giao dịch hoàn chỉnh. Điều này thực ra khá dễ vì lý thuyết sóng Ichimoku đã cho bạn ý tưởng cơ bản về xu hướng, bạn chỉ cầm tìm thêm một công cụ nữa để hỗ trợ cho việc tìm điểm vào lệnh hay thoát lệnh. Ví dụ, khi phát hiện sóng N tăng không tạo được đỉnh mới, bạn nên dùng thêm một indicator để xác nhận khả năng đảo chiều giảm, kèm theo một mô hình nến xác nhận điểm vào lệnh là cơ bản đã hoàn thành xong một phương pháp trade đơn giản.

ly-thuyet-song-trong-ichimoku-traderviet-3. ​

Nếu muốn tăng cấp độ sử dụng Ichimoku, bạn có thể tham khảo dùng kèm với lý thuyết số học Ichimoku mà mình giới thiệu trong bài viết cũ. Phần số học Ichimoku có giới thiệu điểm đảo chiều thị trường thường theo quy luật 9-17-26 chu kỳ, hãy áp dụng số chu kỳ này vào quy luật tính sóng để xác định thời điểm đảo chiều chính xác.

Bây giờ, bạn đừng đọc thêm gì nữa cả, hãy thử rê chuột ngược lên trên, xem lại chart mình vừa gửi rồi áp dụng cả 2 lý thuyết số và lý thuyết sóng Ichimoku xem có chính xác không nhé.

Lý thuyết giá trong Ichimoku

Theo lý thuyết, có tất cả 4 cách để đo lường khả năng di chuyển của giá. Nhưng do cách thứ 4 thường có xác suất xuất hiện thấp, cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng để xác định nên mình chỉ giới thiệu 3 phép đo cơ bản nhất:

  • Đo lường theo hệ V = B + (B-C).
  • Đo lường theo hệ N = C + (B-A).
  • Đo lường theo hệ E = B + (B-A).

Bạn nhìn vào sơ đồ để rõ hơn các phép tính này:

ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-traderviet. ​

Đo lường theo hệ NT chính là lý thuyết giá thứ 4 và có xác suất xuất hiện thấp nhất so với 3 dạng còn lại.

Lý thuyết giá trong Ichimoku – tính toán theo hệ V

Nếu bạn đã đọc xong bài viết về lý thuyết sóng Ichimoku sẽ nhận ra các cấu trúc sóng được vẽ trên sơ đồ đều là sóng N. Nhưng riêng mỗi hệ tính toán lại có sự khác biệt một chút về độ dài – ngắn của từng sóng I. Dù thuộc hệ nào, mục đích cuối cùng của chúng ta đều là dự đoán điểm D, điểm cuối cùng của cấu trúc sóng N trong Ichimoku.

Đối với hệ V, độ dài của sóng B-C phải đạt tỉ lệ 61.8% so với sóng A-B. Tức là sóng điều chỉnh đạt đúng tỉ lệ vàng trong Fibonacci.

ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-traderviet-1. ​

Ví dụ, mình dùng một biểu đồ trên khung H4 và phát hiện thị trường đã xuất hiện đủ cấu trúc sóng N trên chart. Do xác định điểm C đạt đúng tỉ lệ 61.8% nên mình sẽ tính toán mục tiêu giá tại điểm D theo hệ V.

Điểm D sẽ ở mức giá 0.8294 = 0.8202 + (0.8202 – 0.8110).

Lý thuyết giá trong Ichimoku – tính toán theo hệ N và hệ E

Đối với hệ N và hệ E có cấu trúc sóng giống nhau với sóng B-C là sóng ngắn, thường đảo chiều quanh mốc 23.6% hay 38.2% Fibonacci.

ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-traderviet-2. ​

Chart này mình sử dụng phép tính theo hệ N: sau khi cấu trúc sóng N hình thành khi giá phá vỡ mức B trên chart, ta bắt đầu tính điểm D theo công thức:

Điểm D sẽ ở mức giá 13029 = 12698(C) + (12794 – 12463).

ly-thuyet-gia-trong-ichimoku-traderviet-3. ​

Tính toán theo hệ E sẽ giúp bạn có mục tiêu chốt lời cao hơn so với hệ N, bù lại xác suất giá chạm cũng giảm sút. Trên chart này, nếu tính theo hệ E, điểm D của chúng ta sẽ đạt mức 132.28 = 128.97 + (128.97-125.66).

Một số lưu ý khi dùng lý thuyết giá Ichimoku

Các lý thuyết tính toán trong lý thuyết giá Ichimoku chỉ mang tính tương đối, cũng giống như lý thuyết về chu kỳ (lý thuyết số học) và lý thuyết sóng; vì thế bạn không nên cố gắng dự báo một điểm đảo chiều chính xác khi áp dụng các lý thuyết này trong lúc trade. Tốt nhất là nên có sự kết hợp cả 3 lý thuyết để tăng độ chính xác.

Nếu bạn để ý, các cấu trúc sóng nói trên đều là cấu trúc sóng N và loại cấu trúc sóng này trong lý thuyết Ichimoku chỉ được xem là hoàn thành nếu giá phá vỡ mức B trên đồ thị. Việc giá không đủ khả năng breakout mức B nghĩa là cấu trúc sóng N chưa hoàn thành, vì thế nếu bạn áp dụng cách tính theo theo lý thuyết giá bạn sẽ mắc phải sai lầm nghiêm trọng.

Nguồn: Traderviet/LT

 

Tags: ,,