Công ty chứng khoán có được nhận ủy thác của khác hàng hay không?

Theo quy định tại điều 61 Thông tư 210/2012- BTC quy định về hướng dẫn thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán thì có nêu chi tiết về dịch vụ nhận ủy thác của NDT như sau:

Mục 8. CÁC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH KHÁC

Điều 61. Ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân

1.  Nguyên tắc chung:

a) Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện đồng thời nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán được nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán trên cơ sở hợp đồng ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán ký với khách hàng là cá nhân;

b) Công ty chứng khoán không được nhận ủy thác quyết định toàn bộ giao dịch trên tài khoản giao dịch chứng khoán thay mặt cho nhà đầu tư cá nhân. Khách hàng phải ghi rõ các nội dung ủy thác cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Chứng khoán được phép ủy thác mua, bán là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, không bao gồm chứng khoán đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom);

d) Công ty chứng khoán chỉ định người hành nghề chứng khoán có chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc quản lý quỹ thực hiện quản lý tài khoản giao dịch ủy thác.

2.  Phạm vi ủy thác bao gồm các nội dung sau:

a) Loại chứng khoán giao dịch;

b) Khối lượng tối đa có thể mua, bán cho từng loại chứng khoán;

c) Giá trị tối đa cho từng lệnh giao dịch;

d) Tổng giá trị giao dịch tối đa cho một ngày giao dịch;

đ) Phương thức giao dịch, loại lệnh giao dịch.

3.  Công ty chứng khoán có trách nhiệm tổng hợp thông tin về khả năng tài chính, thời hạn đầu tư, mục tiêu đầu tư, mức độ rủi ro có thể chấp nhận, các hạn chế đầu tư, danh mục chứng khoán đầu tư (nếu có) và các yêu cầu khác của khách hàng trước khi thực hiện ký kết hợp đồng. Trường hợp khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác, công ty chứng khoán có quyền từ chối ký kết hợp đồng.

4.  Hợp đồng ủy thác:

a) Thời hạn hợp đồng ủy thác không quá một (01) năm tính từ thời điểm ký kết hợp đồng.

b) Hợp đồng ủy thác tối thiểu phải có các nội dung sau:

–      Thông tin về khách hàng;

–      Thông tin về người hành nghề được giao quản lý tài khoản của khách hàng (nếu có);

–      Nội dung ủy thác;

–      Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;

–      Phí quản lý hợp đồng và phí thưởng (nếu có);

–      Phương thức thanh toán và thanh lý hợp đồng;

–      Phương thức giải quyết tranh chấp.

5.  Trường hợp công ty chứng khoán không thực hiện đúng theo hợp đồng đã ký với khách hàng, gây tổn thất cho khách hàng, công ty chứng khoán có trách nhiệm bồi thường cho khách hàng ủy thác theo thoả thuận bằng văn bản giữa hai bên; trường hợp phát sinh lợi nhuận, khoản lợi nhuận này thuộc về khách hàng ủy thác.

6.  Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán nhận ủy thác:

a) Hành động trung thực và vì lợi ích cao nhất của khách hàng, không sử dụng thông tin về khách hàng để làm lợi cho mình và gây thiệt hại cho khách hàng;

b) Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết;

c) Thực hiện mua/bán chứng khoán trong phạm vi ủy thác;

d) Giải thích rõ và cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng về mọi rủi ro có thể phát sinh trong việc ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán;

đ) Cung cấp cho khách hàng bảng sao kê giao dịch định kỳ hàng tháng hoặc bất thường theo yêu cầu của khách hàng ủy thác;

e) Thông báo cho khách hàng trong vòng hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi tài sản trong tài khoản giao dịch ủy thác của khách hàng ủy thác giảm xuống dưới hai mươi lăm phần trăm (25%) tính trên tổng giá trị hợp đồng ủy thác;

g) Báo cáo định kỳ hàng tháng (theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về hoạt động quản lý tài khoản giao dịch ủy thác;

h) Cung cấp danh sách người hành nghề chứng khoán đủ điều kiện để khách hàng lựa chọn để quản lý tài khoản ủy thác;

i) Thiết lập bộ phận giám sát độc lập giám sát việc quản lý, giao dịch chứng khoán trên tài khoản giao dịch ủy thác của người hành nghề chứng khoán nhằm đảm bảo việc giao dịch của tài khoản này phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác và mục tiêu đầu tư của khách hàng;

k) Mọi lệnh giao dịch theo hợp đồng ủy thác phải được ghi chép chính xác thời điểm thực hiện;

l) Công ty chứng khoán phải thông báo và phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đối với trường hợp đầu tư vào chứng khoán do công ty thực hiện bảo lãnh phát hành trong thời gian công ty đang thực hiện bảo lãnh.”

Như vậy có thể thấy, so với các cá nhân hay nhận ủy thác thì công ty chứng khoán có mấy khác biệt:

– Về mặt quản lý tài khoản thì có sự ràng buộc chặt chẽ hơn

  • Người quan lý phải có chứng chỉ hành nghề
  • Quy định thống nhất về khối lượng, giá trị, tỷ trọng mua bán trong hợp đồng (tất nhiên cũng có thể không có giới hạn nếu KH đồng ý)
  • Không được giao dịch Upcom

– Phí quản lý Công ty chứng khoán có vẻ như đăt hơn. Ở đây đối với cá nhân thì có thể sẽ nhận phí thấp hoặc không nhận phí quản  lý, chỉ hưởng trên LN mang lại, tuy nhiên các cty chứng khoán đều thu phí NAV (hoặc có thể bỏ qua tùy thỏa thuận).

– Cam kết lời/lỗ. Dĩ nhiên là công ty chứng khoán không được cam kết và rủi ro KH vẫn phải chịu và sự ủy thác chủ yếu dựa vào niềm tin. Trong khi có một vài cá nhân vẫn nhận cam kết bao lỗ, điều này cũng rất khó kiểm soát nếu như số tiền họ nhận vượt khỏi khả năng kiểm soát của họ. (Theo pháp luật thì ko được cam kết)

– Cuối cùng, dĩ nhiên về độ an toàn thì CTCK vẫn có tính an toàn cao hơn, tuy nhiên hoạt động ủy thác phần lớn vẫn dựa vào chữ tín.

Nguồn: Lão Trịnh

Tags: