Quỹ đầu tư VF-Fund

Quản lý tài sản cá nhân, hay ủy thác đầu tư đang trở thành một ngành nghề khá hấp dẫn trong bối cảnh thị trường tài chính phát triển mạnh. Có nhiều cách để người có tiền có thể đầu tư, nhưng một trong những cách để tạo ra sự khác biệt đó chính là tìm cho mình một người quản lý tài sản giỏi để đồng hành cùng bạn.

Với phương châm mong muốn tạo ra nhiều lợi ích hơn cho NĐT, cả về kiến thức lẫn gia tăng tài sản. Tôi lập ra một quỹ VF Fund với mong muốn nhận quản lý/ủy thác tài sản cho NĐT có nhu cầu.

1. So sánh hình thức quản lý tài sản ủy thác của quỹ đầu tư và cá nhân?

  • Giống nhau

– Quỹ đầu tư và cá nhân đều phải chứng minh cho người ủy thác tài sản biết rõ về năng lực của mình như: mục tiêu hoạt động, chiến lược đầu tư, thành tích hay hiệu quả đầu tư….

– Cả hai đều có mong muốn gia tăng giá trị tài sản cho khách hàng, nhằm mang lại thu nhập cho cả hai bên.

– Cách quản trị đều phải minh bạch, công khai để người ủy thác tài sản nắm rõ và có thể kiểm tra.

– Thống nhất kỳ quản lý nhằm xác định thời gian chốt NAV.

  • Khác nhau

– Quỹ đầu tư là tổ chức hoạt động ở ngành nghề đặc thù, cần đội ngủ nhân viên có trình độ, và do đó khi nhận quản lý tài sản cho khách hàng họ sẽ được nhận cố định một khoản tiền phí quản lý trên số tài sản đó

Phí quản lý = 1.5% or 2%*NAV

Ví dụ: Nếu quản lý tài sản có giá trị 1,000 tỷ (NAV=1,000 tỷ), thì nếu phí quản lý là 2% => Một năm quỹ đầu tư sẽ nhận 20 tỷ tiền phí quản lý.

Còn trường hợp cá nhân, thông thường chỉ quản lý một tài sản có giá trị nhỏ, nên thường không có phí quản lý.

– Ủy thác thông qua quỹ đầu tư thường có hai loại là đầu tư chỉ định/đầu tư không chỉ định và có sự giám sát chặt của UBCKNN, ngân hàng giám sát…nên sẽ đảm bảo an toàn hơn cho người ủy thác.

– Nhìn chung, quỹ đầu tư không được cam kết lợi nhuận với khách hàng trừ trường hợp là quỹ đầu tư vào fixed income (trái phiếu)…Trong khi hiện nay, nhiều cá nhân vẫn nhận ủy thác với cam kết lợi nhuận với khách hàng trong khi nguồn lực tài chính có giới hạn và thiếu khả năng QTRR.

2. Cách tính phần thưởng trên thành tích vượt mong đợi như thế nào?

Nhìn chung, có nhiều cách tính phần thưởng cho lợi nhuận vượt mong đợi, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các bên khi tham gia ủy thác và nhận ủy thác. Mức thưởng sẽ được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên phần vượt so với chỉ số mà hai bên lấy làm tham chiếu. Trong thực tế, có một vài cách xác định tỷ lệ tham chiếu phổ biến như sau:

– Tham chiếu theo một tỷ lệ cố định: 

Theo cách này hai bên sẽ thống nhất từ ban đầu về mốc tham chiếu để đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư, thường là lấy lãi suất trái phiếu hoặc lãi suất ngân hàng kỳ hạn 12 tháng.

Ví dụ: Bên A ủy thác cho bên B tài sản giá trị 100 tỷ trong 1 năm và thống nhất lấy lãi suất 12 tháng của Vietcombank 6% làm chỉ số tham chiếu tính hiệu quả, phần vượt 6% được tính thưởng 20%. Nếu cuối năm đó, bên B đầu tư và mang lại lợi nhuận là 15% thì số thưởng được ghi nhận là:

Tiền thưởng = 20% * (100*15% – 100*6%) = 1.8 tỷ 

Như vậy, lợi nhuận bên A nhận được là 13.2 tỷ và bên B nhận được 1.8 tỷ + phí quản lý 2 tỷ.

– Tham chiếu theo chỉ số chứng khoán

Theo cách này hai bên sẽ thống nhất dùng chỉ số chứng khoán để tham chiếu hiệu quả của đầu tư (VN30, VNINDEX…). Cách này khá linh động và phù hợp với NĐT dự đoán tương đối tược thị trường chung nhưng lại thiếu kỹ năng đầu tư.

Ví dụ: cũng như ví dụ trên, nếu hai bên tham chiếu theo chỉ số VNINDEX. Ngày bắt đầu ủy thác là ngày 1/6/2019 tại VNINDEX 980 điểm và kết thúc vào 1/6/2020 tại VNINDEX 1100 điểm, tức tăng 12.25%. 

Tiền thưởng  = 20% * (100 *15% – 100* 12.25%) = 0.55 tỷ đồng

Như vậy, lợi nhuận bên A nhận được là 14.55 tỷ đồng, còn bên B nhận được 0.55 tỷ đồng + phí quản lý.

– Cùng lời cùng lỗ

Theo cách này thì hai bên giống như hợp tác làm ăn, trong đó một bên góp vốn và một bên góp kiến thức để đầu tư. Từ đó mà tỷ lệ lời lỗ cũng sẽ được chia một cách tương ứng.

Ví dụ: Bên A đưa cho bên B số tiền 10 tỷ để đầu tư, và thống nhất nếu lời trên 5% thì sẽ chia theo tỷ lệ bên A nhận 70% số tiền lời và bên B 30% tiền lời. Ngược lại, nếu lỗ thì bên A chịu 70% số lỗ, còn bên B chịu 30%.

Nhìn chung, cách này gắng kết được trách nhiệm của người quản lý, nhưng ít được áp dụng vì phụ thuộc vào năng lực tài chính của người nhận ủy thác. Hơn nữa, trong thực tế những người nhận theo hình thức này thường có tính chất đầu tư mạo hiểm hơn những đối tượng khác, bất chấp trách nhiệm họ cao hơn.

– Đối với hợp đồng ủy thác chỉ đinh (tức bên A đã có đối tượng để đầu tư và chỉ đinh bên B quản lý) thì sẽ không có phần thưởng lợi nhuận mà chỉ có phí quản lý.

3. Quỹ VF Fund hoạt động như thế nào?

Do là loại hình cá nhân nên chắc chắn về tính chặt chẽ sẽ không thể so sánh với loại hình quỹ đầu tư đang được pháp luật công nhận, và do đó để hạn chế rủi ro thì NĐT có thể để tài sản trên chính tài khoản của mình (thay vì phải chuyển giao vào quỹ như loại hình quỹ đầu tư), và các vấn đề khác đều dựa trên sự tín chấp giữa hai bên và những báo cáo quản trị minh bạch hai bên đã thống nhất trước.

  • Định hướng đầu tư:

Đối với tài sản quản lý giá trị dưới 10 tỷ, chiến lược đầu tư giá trị + PTKT sẽ được ưu tiên nhằm mang lại những khoản lợi nhuận ngắn hạn lớn hơn từ các cổ phiếu đang được định giá thấp.

Đối với giá trị quản lý tài sản lớn hơn, thì chiến lược đầu tư của quỹ sẽ theo hình thức giá trị + tăng trưởng + kết hợp PTKT nhằm tối đa hóa lợi ích dài hạn nhưng vẫn có thể mang lại nguồn thu ngắn hạn.

  • Đặc điểm của quỹ 

– Không thu phí quản lý, chỉ nhận thưởng dựa trên thành tích đối. Việc tính phí quản lý chỉ áp dụng nếu KH muốn tư vấn hỗ trợ đa dạng hóa kênh đầu tư BĐS, Chứng khoán, Trái phiếu, Ngoại tệ, Vàng…giống như việc quản lý tài sản cá nhân.

– Chỉ nhận ủy thác tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên, để giới hạn số lượng KH quản lý.

– Thời gian quản lý 1 năm với số tiền trên 1 tỷ đồng, điều này phản ánh đúng chu kỳ tăng giá của cổ phiếu.

– VF Fund không cam kết lời/lỗ với khách hàng, mọi hoạt động đầu tư KH có thể giám sát 24/7 và được chứng minh bằng những thành tích và kinh nghiệm đầu tư của người quản lý VF Fund.

– Hai bên có thể làm một hợp đồng hợp tác và có công chứng của cơ quan có thẩm quyền.

  • Cách quản trị vào báo cáo

– Khách hàng có thể quản lý tài sản của mình trên chính tài khoản của mình hoặc lựa chọn một phương án khác.

– Tài sản sẽ được khách hàng theo dõi hằng ngày trên tài khoản của chính mình

– Định kỳ hàng tháng sẽ có báo cáo NAV, báo cáo về danh mục và về chiến lược lựa chọn cổ phiếu đầu tư.

– Sẽ có đồ thị realtime hằng ngày tham chiếu lợi nhuận của quỹ với chỉ số tham chiếu.

 

Nguồn: Lão Trịnh

 

Tags: ,