Để tiến hành xây dựng nên một quỹ đầu tư chuyên nghiệp thì việc đầu tiên cần phải trang bị một quy chuẩn quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn thế giới. Trong đó, chính sách đầu tư chính là điều đầu tiên cần xây dựng lòng tin cho khách hàng và nhà đầu tư.
Theo định nghĩa thì chính sách đầu tư là hệ thống các quy trình hướng dẫn hoạt động để đạt được mục tiêu đầu tư của khách hàng, trên cơ sở tuân thủ các hạn chế đầu tư theo các cam kết tại hợp đồng quản lý. Chính sách đầu tư đảm bảo tính kỷ luật trong hoạt động đầu tư và giảm thiểu những quyết định đầu tư cảm tính.
Vì vậy, VF Fund sẽ xây dựng một quy trình đầu tư chặt chẽ theo các chính sách đầu tư đã đặt ra, từ đó để lấy phương hướng hoạt động và cũng là tham chiếu để NĐT nắm bắt. Quy trình đầu tư của VF Fund như sau:
- Tim hiểu và cập nhật thông tin
- Xây dựng chính sách đầu tư
- Xây dựng chiến lược đầu tư
- Thực hiện các chiến thuật đầu tư
- Đánh giá các hiệu quả của danh mục
1. Thiết lập mục tiêu đầu tư
VF Fund sẽ thiết lập một mục tiêu đầu tư riêng theo tiêu chuẩn chung của quỹ, tuy nhiên trong thực tế thì các khách hàng hầu hết là các cá nhân có những đặc điểm rất riêng. Do đó, việc thiết lập mục tiêu đầu tư sẽ có sự riêng biệt nhưng dựa trên các tiêu chuẩn chung sau:
– Tìm hiểu và nhận biết khách hàng
– Phân tích tình hình tài sản tài chính của khách hàng so với tổng tài sản của khách hàng
– Phân tích khả năng chịu đựng rủi ro của khách hàng
– Phân tích những hạn chế trong quá trình đầu tư
=> Sau khi phân tích tất cả các yếu tố trên thì VF Fund mới lựa chọn một phương pháp đầu tư phù hợp, như đầu tư tăng trưởng, đầu tư tăng trưởng kết hợp thu nhập, đầu tư theo thu nhập…
2. Phân bổ tài sản
Dựa trên những tìm hiểu về đặc điểm của khách hàng, và việc phần tích những yêu cầu cũng như mức độ chấp nhận rủi ro, VF Fund sẽ xây dựng một danh mục cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận.
– Nhưng loại tài sản nào nên đầu tư
– Tỷ trọng đầu tư từng tài sản
Trong quá trình phân bổ tài sản, sẽ kết hợp chạy mô hình Harry Markowitz để lựa chọn tỷ trọng tối ưu nhất. Tuy nhiên, cũng cần thiết lập một sự phối hợp giữa phân bổ danh mục chiến lược và phân bổ danh mục chiến thuật cho tưng khách hàng khác nhau tùy theo độ rủi ro của mỗi người.
3. Quản lý rủi ro
Rủi ro trong tài chính là chuyện thường xuyên phải đối mặt, và đặc biệt trong quản lý danh mục thì vấn đề này càng trở nên quan trọng. Mặc dù không cam kết bao lỗ nhưng trách nhiệm quản lý và uy tín nghề nghiệp cần phải đặt lên hàng đầu, do đó việc quản trị rủi ro sẽ phải theo một tiêu chuẩn quốc tế.
– Nhận diện, xác nhận rủi ro
– Phân tích rủi ro
– Đo lường và đánh giá rủi ro
– Báo cáo và giảm thiểu rủi ro
4. Đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư
Kết thúc quá trình đầu tư, VF Fund phải đánh giá lại hiệu quả của danh mục đầu tư mình quản lý theo các phương pháp chuyên nghiệp và theo những cam kết riêng biệt với từng khách hàng.
Thước đo lợi nhuận sẽ được tính trên phương diện hai yếu tố
– Tỷ suất sinh lợi của danh mục đầu tư so với danh mục chuẩn để tham chiếu
– Thời gian đầu tư
Trong quá trình thiết lập chỉ số tham chiếu sẽ có rất nhiều tiêu chuẩn đề NĐT lựa chọn và trong đó có các cách phổ biến như tham chiếu theo lãi suất 12 tháng của 4 ngân hàng TMCP nhà nước (BIDV, VCB, CTG và Agribank), hoặc tham chiếu theo các chỉ số chứng khoán chung (VNINDEX hoặc VN30).
Nguồn: Lão Trịnh